Vào khách sạn, nhà nghỉ đừng vội đưa Căn cước/CCCD cho lễ tân: 3 nguyên tắc vàng khiến bạn không mất tiền oan

Khi nghỉ qua đêm ở khách sạn hay nhà nghỉ bạn có phải đưa Căn cước, CCCD cho lễ tân hay không, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Nhà nghỉ, khách sạn có được giữ CCCD của khách không?

Thực tế, việc giữ lại giấy tờ tùy thân của khách diễn ra tại các cơ sở lưu trú như nhà nghỉ đến cả khách sạn, resort cao cấp.

Nhiều khách lưu trú lo ngại, thông tin cá nhân của mình sẽ bị lợi dụng vào các hoạt động vi phạm pháp luật vì đây là thông tin bảo mật.

Về phía quản lý các khách sạn, nhà nghỉ thì cho rằng, việc giữ giấy tờ tùy thân để hạn chế việc bùng tiền thuê phòng, làm hư hỏng đồ đạc. Bên cạnh đó, còn giúp các chủ cơ sở lưu trú làm việc với cơ quan chức năng nếu bị kiểm tra đột xuất hoặc phát hiện kịp thời khách lưu trú là đối tượng vi phạm pháp luật đang lẩn trốn...

Lễ tân khách sạn có được thu CCCD của khách

Lễ tân khách sạn có được thu CCCD của khách

Theo đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 Bộ Công an) thì thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về nhân thân để thực hiện các giao dịch trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Thẻ CMND/CCCD do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp chứa những thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân.

Công dân được sử dụng CMND/CCCD của mình để chứng nhận nhân thân, đồng thời phải mang theo khi đi lại, giao dịch. Đồng thời có nghĩa vụ xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát.

Theo quy định chỉ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mới được phép yêu cầu công dân xuất trình để kiểm tra về nhân thân và các thông tin khác của công dân. Bên cạnh đó, ơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có thẩm quyền tạm giữ thẻ Căn cước công dân (khoản 2 Điều 28 Luật Căn cước công dân)

Việc tạm giữ thẻ CCCD phải được lập thành biên bản, giao cho người bị tạm giữ thẻ 01 bản, đồng thời có sổ sách theo dõi.

Công dân sẽ được trả lại thẻ CCCD khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.Việc trả lại thẻ cũng lập thành biên bản và giao cho người nhận lại thẻ một bản.

khach-san-giu-can-cuoc-cong-dan-110459

3 nguyên tắc khi sử dụng căn cước không lo mất tiền oan

1. Không đưa Căn cước cho người khác cầm hộ: Một trong những nguyên tắc khi sử dụng Căn cước của bản thân là không nên đưa cho người khác giữ hay cầm hộ. Bởi vì căn cước chính là một loại giấy tờ quan trọng gắn liền với thông tin cá nhân của mỗi con người nên bạn đừng bao giờ để cho người giữ hoặc mượn. Bởi họ có thể dùng nó làm những việc phi pháp ảnh hưởng tới bạn.

2. Không cầm cố Căn cước/CCCD gắn chip: Một trong những hành động vi phạm pháp luật là dùng giấy tờ tùy thân như CCCD gắn chip, căn cước để cầm cố cầm đồ lấy tiền là một một giao dịch phi pháp bị pháp luật ngăn cấm.

3. Dùng căn cước/CCCD gắn chip giả: Một trong những hành vi vô cùng bị nghiêm cấm là dùng CCCD gắn chip/ căn cước giả để giao dịch hoạch thực hiện những hành vi lừa đảo, phạm pháp ảnh hưởng tới xã hội.