Từ chính kiến là gì? Tác hại nếu sống không có chính kiến

Chính kiến là gì? Chính là quan điểm, quyết định cá nhân trước 1 sự việc hay 1 tình huống nào đó. Người có chính kiến luôn có lập trường vững vàng, kiên định trước mọi vấn đề. Việc con người luôn có chính kiến đem đến nhiều lợi ích quan trọng, không chỉ cho cá nhân mà còn góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.

1. Từ chính kiến là gì?

Từ chính kiến là gì - chính kiến chính là suy nghĩ, quan điểm riêng của cá nhân trước một sự việc, tình huống nào đó trong cuộc sống. Những quan điểm này không chỉ phụ thuộc vào tri thức cá nhân mà còn dựa vào tư duy, quan điểm sống và trải nghiệm của mỗi người. 

2. Lý do một người cần có chính kiến riêng là gì?

Con người ai cũng cần sống có chính kiến bởi lẽ mỗi người là một mảnh ghép riêng biệt tạo nên xã hội muôn màu. Mỗi cá tính, mỗi chính kiến riêng đều sẽ góp phần tạo nên sự đa dạng cho xã hội.

Mỗi người sinh ra có điều kiện sống khác nhau, do vậy sẽ hình thành tư duy, tính cách khác nhau. Nếu xã hội đều hướng đến một hình mẫu chung thì con người sẽ không có sự tự do phát triển. 

Mặt khác, khi đứng trước một vấn đề trong cuộc sống, con người sẽ có những lựa chọn mang tính quyết định. Nếu như chúng ta sống mà không có chính kiến cho bản thân thì sẽ rất dễ rơi vào trạng thái mơ hồ, mông lung.

Con người ai cũng cần sống có chính kiến bởi lẽ mỗi người là một mảnh ghép riêng biệt tạo nên xã hội muôn màu
Con người ai cũng cần sống có chính kiến bởi lẽ mỗi người là một mảnh ghép riêng biệt tạo nên xã hội muôn màu

3. Đặc điểm của người có chính kiến

Người có chính kiến là thường có đặc điểm sau: 

– Họ không dễ dàng bị dao động trước ý kiến hay quan điểm của người khác, luôn giữ cho mình một cái đầu minh mẫn và tỉnh táo, hạn chế bị tác động bởi những lời bàn tán của người khác về mình, về những việc làm của mình.

– Người có chính kiến luôn biết tiếp thu ý kiến của người khác một cách có chọn lọc và dùng trí tuệ để phân biệt đúng sai. Từ đó họ sẽ tự điều chỉnh suy nghĩ cho phù hợp. 

– Người có chính kiến luôn suy xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra mọi quyết định. Khi họ đã đưa ra bất cứ quyết định nào thì sẽ luôn bảo vệ đến cùng bởi trong đầu họ đã có đủ lý lẽ, minh chứng cho những điều họ nghĩ và họ làm.

– Họ có năng lực tự phê phán chính bản thân mình, dám đối mặt với những hạn chế trong tư duy của bản thân để nhìn nhận thế giới một cách khách quan hơn là việc đẩy cái tôi của bản thân lên cao, tự cho mình là trung tâm của vũ trụ. 

Người có chính kiến không dễ dàng bị dao động trước ý kiến hay quan điểm của người khác
Người có chính kiến không dễ dàng bị dao động trước ý kiến hay quan điểm của người khác

4. Tầm quan trọng của việc có chính kiến

Việc con người luôn có chính kiến đem đến nhiều lợi ích quan trọng, không chỉ cho cá nhân mà còn góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Sau đây là những vai trò của việc có chính kiến:

Định hình giá trị cá nhân: Chính kiến giúp bạn định hình được giá trị riêng cho bản thân và những tin tưởng nguyên tắc riêng mà bạn đặt ra. Đồng thời nó cũng thể hiện lòng kiên nhẫn, kiên trì trong các vấn đề quan trọng đối với cuộc sống. 

Định hình cuộc sống: Chính kiến giúp xác định được hướng đi và mục tiêu trong cuộc sống. Từ đó bạn có thể xác định được đường lối nghề nghiệp, mối quan hệ và cả sự phấn đấu trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 

Tăng sự tự tin: Khi bạn có chính kiến, bạn sẽ tự tin hơn trong việc thể hiện quan điểm và ý kiến của mình. Điều này giúp cho mọi người xung quanh sẽ thêm tôn trọng và tin tưởng bạn. 

Khi hiểu từ chính kiến là gì, bạn sẽ tự tin hơn trong việc thể hiện quan điểm và ý kiến của mình
Khi hiểu từ chính kiến là gì, bạn sẽ tự tin hơn trong việc thể hiện quan điểm và ý kiến của mình

Xây dựng các mối quan hệ: Chính kiến là cơ sở để tạo ra sự gắn kết trong các mối quan hệ nhờ việc tìm ra được quan điểm tương tự qua những giá trị chia sẻ. 

Đối mặt với khó khăn: Đứng trước khó khăn và thử thách, sự vững vàng và có niềm tin từ chính kiến của bản thân chính là nguồn động viên tinh thần để bạn tập trung hơn vào mục tiêu của mình, không bị phân tâm trước những chông gai.

Người có chính kiến mạnh sẽ đứng vững trước những áp lực mà xã hội
Người có chính kiến mạnh sẽ đứng vững trước những áp lực mà xã hội

5. Làm thế nào để trở thành người có chính kiến?

Hiểu từ chính kiến là gì, chúng ta cần biết làm thế nào để trở thành người có chính kiến. Để trở thành người có chính kiến riêng đòi hỏi bạn cần phải có một quá trình thay đổi bản thân cả về thể chất và tinh thần. Muốn làm được điều đó, bạn cần đảm bảo các tiêu chí sau:

5.1. Kiên định và luôn tin tưởng với ý kiến, lập trường của bản thân

Hãy luôn giữ cho mình một cái đầu “lạnh” và minh mẫn để hạn chế việc nghĩ về những gì người khác đang bàn tán về mình, về việc mình làm.

5.2. Đưa ra các quyết định trong trạng thái bình tĩnh và lý trí

Khi đứng trước một số tình huống có thể bạn sẽ bị cảm xúc kiểm soát làm ảnh hưởng đến tâm trạng hoặc các quyết định của bạn. Điều bạn cần làm lúc này đó là phải giữ cho tâm bình tĩnh để giải quyết vấn đề một cách logic và lý trí.

5.3. Tự tin và mạnh dạn trình bày suy nghĩ, nhận định hoặc góc nhìn của bạn

Đừng sợ nói lên ý kiến cá nhân và dũng cảm bảo vệ quan điểm của mình về những điều mình cho là đúng đắn.

5.4. Đừng cố gắng biện hộ

Chỉ cần bạn tin tưởng vào quyết định của bản thân mà không cần bắt buộc người khác phải đồng ý với lập trường của bạn.

Để trở thành người có chính kiến riêng đòi hỏi bạn cần phải có một quá trình thay đổi bản thân
Để trở thành người có chính kiến riêng đòi hỏi bạn cần phải có một quá trình thay đổi bản thân

6. Người thiếu chính kiến có những biểu hiện nào?

Bên cạnh việc tìm hiểu chính kiến là gì, bạn có thể tìm kiếm thông tin về những biểu hiện của việc thiếu chính kiến, từ đó xem xét bản thân đã có chính kiến hay chưa, nâng cao ý thức trong việc cải thiện chính mình, trở thành người có lập trường kiên định.

Một số biểu hiện thường thấy ở những người thiếu chính kiến là họ chẳng bao giờ có quan điểm riêng về bất kì điều gì và không thể đưa ra quyết định, dù cho là những quyết định nhỏ nhất trong cuộc sống. 

Họ không bao giờ tranh luận một cách thẳng thắn và luôn bảo thủ nếu vấn đề đang tranh luận. Họ thờ ơ với một thế giới đầy những thứ mới mẻ cần phải khám phá. Chính điều đó sẽ làm cho cuộc sống trở nên nhạt nhẽo, vô vị. 

Người không có chính kiến không bao giờ tranh luận một cách thẳng thắn và luôn bảo thủ
Người không có chính kiến không bao giờ tranh luận một cách thẳng thắn và luôn bảo thủ

7. Phân biệt chính kiến và chứng kiến

Chính kiến và chứng kiến là hai cụm từ hay bị viết nhầm lẫn chính tả, tuy nhiên mỗi từ lại mang một ý nghĩa khác nhau, cần tìm hiểu rõ để tránh gây hiểu lầm khi thể hiện quan điểm.

Chứng kiến là một động từ để nói về quá trình quan sát một vấn đề, hiện tượng nào đó. Dễ hiểu hơn thì chứng kiến là nhìn thấy một sự vật, sự việc nào đó xảy ra bằng mắt thường.

Còn chính kiến là danh từ chỉ ý kiến của bản thân về một vấn đề hay sự việc nào đó trong xã hội. Trong vô vàn các quan điểm thì bạn cần có chính kiến riêng và quan điểm riêng. 

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có được cái nhìn rõ hơn về từ chính kiến là gì cũng như quá trình từng bước để trở thành người có chính kiến, mạnh mẽ thể hiện được quan điểm cá nhân mình.