Theo phong thủy, Mộc chính chính là loài cây, loài cỏ sống trên mặt đất. Đây chính là biểu tượng của sức sống mạnh mẽ, kèm với đó là sự che chở cho kẻ yếu, chống lại những sức mạnh phá hoại khác. Đồng thời, mệnh Mộc còn mang lại sự sống cho muôn loài trên trái đất.
Mệnh (mạng) Mộc là một trong 5 yếu tố cơ bản tạo nên vạn vật tự nhiên dựa theo thuyết ngũ hành. Theo dân gian cho rằng, vạn vật trên đời đều bắt nguồn từ năm sự vật cơ bản ứng với ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Các mùa trong năm, bốn phương, thời tiết hay cơ thể của con người cũng có thể quy ra được Ngũ hành.
Mộc chính là tên gọi dùng để định nghĩa cho mọi loài cây, loài cỏ sống trên mặt đất. Đây chính là biểu tượng của sức sống mạnh mẽ, kèm với đó là sự che chở cho kẻ yếu, chống lại những sức mạnh phá hoại khác. Đồng thời, mệnh Mộc còn mang lại sự sống cho muôn loài trên trái đất.
Người mệnh mộc sinh năm nào?
Theo thuyết Ngũ hành thì các tuổi mệnh Mộc bao gồm 5 mệnh nhỏ và được quy ước có trong những năm dưới đây. Tính theo lục thập hoa giáp thì 2 người cách nhau 60 tuổi sẽ cùng mệnh với nhau. Cụ thể:
Đại Lâm Mộc (cây lớn trong rừng): Mậu Thìn (1928, 1988), Kỷ Tỵ (1929, 1989)
Dương Liễu Mộc (cây Dương Liễu): Mậu Ngọ (1942, 2002), Quý Mùi (1943, 2003)
Tùng Bách Mộc (cây Tùng Bách): Canh Dần (1950, 2010), Tân Mão (1951, 2011)
Bình Địa Mộc (cây ở đồng bằng): Mậu Tuất (1958, 2018), Kỷ Hợi (1959,2019)
Tang Đố Mộc (cây Dâu Tằm): Nhâm Tý (1972), Quý Sửu (1973)
Thạch Lưu Mộc (cây Thạch Lựu): Canh Thân (1980), Tân Dậu (1981).
Mệnh Mộc hợp với mệnh nào?
Theo thuyết ngũ hành thì Mộc sẽ sinh ra Hỏa (sinh xuất) và Thủy sẽ sinh Mộc. Tuy đều là tương sinh nhưng lại mang những ý nghĩa khác nhau, thế nên khi sử dụng những điều này trong phong thủy thì các bạn cần phân biệt rõ ràng.
Một điều nữa là, dù có Mộc sinh Hỏa, nhưng nếu Mộc quá vượng cũng có thể dập được Hỏa. Tương tự như Thủy sinh Mộc nhưng nếu Thủy quá vượng thì Mộc sẽ không thể sinh sống được.
Mệnh Mộc khắc với mệnh nào?
Cũng tương tự như trong định nghĩa về tương sinh, sự tương khắc trong ngũ hành cũng được chia thành 2 phần khác nhau đó là:
Mộc khắc Thổ: mộc hút chất dinh dưỡng từ Thổ nhưng nếu như Thổ lớn hơn, nhiều hơn thì Mộc bị lấn át, Thổ yếu gặp Mộc thì dễ khô cằn nứt nẻ.
Kim khắc Mộc: nếu như Mộc cứng hơn Kim thì Kim có thể bị gãy và Kim mạnh hơn Mộc thì có thể hạ gục được Mộc.
Nghề nghiệp phù hợp với người mệnh Mộc
• Người mệnh Mộc sở hữu tính cách hướng ngoại, là người có đầu óc sáng tạo, khá nhiều ý tưởng, với tính cách hòa đồng luôn được mọi người yêu mến, giúp đỡ.
• Theo ngũ hành Mộc chỉ mùa Xuân, sự tăng trưởng và đời sống cây cỏ. Thuộc khí Âm: Mộc mềm và dễ uốn; thuộc khí Dương: Mộc rắn như thân sồi.
• Người mạng Mộc có tinh thần vì tha nhân và năng nổ. Là người nhiều ý tưởng, tính cách hướng ngoại của họ được nhiều người thương, giúp. Họ tưởng tượng nhiều hơn thực sự gắn bó với kế hoạch. Họ có bản tính nghệ sĩ, làm việc nhiệt thành. Tuy nhiên cũng thiếu kiên nhẫn, dễ nổi giận, thường bỏ ngang công việc...
• Vì Mộc sinh Hỏa, nên người mệnh Mộc có thể làm những nghề nghiệp có liên quan đến hành Hỏa như: Quán ăn, nhà hàng, khí đốt, xăng, dầu…
Trong quan hệ tương sinh, Thủy sinh Mộc, do đó mệnh Mộc có thể làm những công việc liên quan đến hành Thủy sẽ rất hợp như: Mỹ phẩm, kinh doanh thủy hải sản, kinh doanh nước giải khát hay hóa chất…
Người mệnh mộc nên làm nghề gì?
Những nghề bao gồm kinh doanh gỗ, giấy, nhựa, vải, trang trí hay thiết kế nội thất, hành chính văn phòng…
Nếu như người mệnh Mộc kinh doanh một mặt hàng nào đó và có mở cửa hàng để buôn bán, thì nên chọn hướng Nam, Đông và Đông Nam.
Bởi theo phong thủy những hướng này rất tốt cho người mệnh Mộc, không những giúp cho việc làm ăn thuận buồm xuôi gió mà còn thu hút được nhiều tài lộc, may mắn đến cho cửa hàng của mình.
* Thông tin bào viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm