Hoa sữa là loại cây trồng phổ biến ở Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết về ý nghĩa phong thủy của cây này.
Đặc điểm của cây hoa sữa
Cây hoa sữa là một loại cây thuộc họ bàng (Terminalia Catappal), còn có tên gọi khác là cây mò cua, tên khoa học là Alstonia Scholaris. Cây này có nguồn gốc từ một số nước ở khu vực châu Á. Ở nước ta, cây hoa sữa được trồng nhiều ở một số tỉnh thành phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội. Đây là giống thực vật thân gỗ nhiệt đới, thân cây nhỏ.
Cây hoa sữa có thể đạt chiều cao từ 2-6 mét. Một số cây được tìm thấy trong rừng nhiệt đới có chiều cao lên tới 40 mét. Phần vỏ của thân cây hoa sữa có màu xám đen, dính nhiều chất nhầy màu trắng như sữa.
Cây này có nhiều cành nhánh, các nhánh mọc đan xen nhau. Vì vậy, cây hoa sữa thường được trồng để lấy bóng mát.
Hoa sữa mọc thành chùm trên một cuống hoa dài, có đặc tính là hoa lưỡng tính. Hoa sữa có màu trắng, vàng hoặc hồng tùy theo điều kiện sinh trưởng cụ thể. Mỗi bông hoa sữa có khoảng 5 cánh. Hoa sữa có mùi hương đặc trưng, khá nồng, đặc biệt là vào ban đêm.
Cây hoa sữa có tán rộng nên thích hợp để trồng lấy bóng mát ở hai bên đường, trong sân trường, ở khu dân cư hoặc công viên.
Hoa sữa thường chỉ nở vào mùa thu, khi thời tiết bắt đầu se lạnh, tầm tháng 10 dương lịch trở đi. Mùi thơm của hoa sữa là một trong những đặc trưng nổi bật của mùa thu Hà Nội.
Tuy nhiên, mùi hoa sữa khá nồng, đặc biệt là nếu trồng với mật độ dày đặc nên nhiều người cảm thấy bị khó chịu, đau đầu, choáng váng với mùi hương này. Người có cơ địa dị ứng, người bị các bệnh đường hô hấp như hen suyễn, viêm xoang càng gặp nhiều vấn đề hơn khi ngửi thấy mùi hoa sữa.
Trồng hoa sữa trước nhà có tốt không? Ý nghĩa phong thủy của cây hoa sữa là gì?
Cây hoa sữa gắn liền với sự tích về mối tình đơn phương thầm lặng. Vì vậy, hoa sữa được coi là biểu tượng của tình yêu. Những cánh hoa trắng nhỏ ti li nở rộ thành chùm, tỏa ra hương thơm nồng nàn mang lại cảm giác ngọt ngào, tràn đầy tình cảm thắm thiết của các cặp đôi.
Việc có trồng cây hoa giấy trước cửa nhà hay không phụ thuộc vào lựa chọn của gia chủ. Nếu có khoảng sân rộng và thích mùi hương của hoa sữa, gia chủ hoàn toàn có thể trồng cây này trước nhà. Thông thường, nếu chỉ có 1-2 cây hoa sữa xung quanh nhà thì mùi hương của hoa sẽ khá dễ chịu. Tuy nhiên, trường hợp khu vực đã có nhiều cây hoa sữa thì gia chủ nên suy nghĩ kỹ trước khi trồng. Hoa sữa được trồng với mật độ dày, các cây nở đồng loạt trong cùng một thời điểm chính là nguyên nhân khiến mùi hoa sữa trở nên quá nồng, gây khó chịu cho mọi người.
Công dụng của hoa sữa đối với sức khỏe
Hoa sữa tuy dễ gây dị ứng nhưng một số bộ phận của cây được coi là vị thuốc trong Đông y. Vỏ cây hoa sữa có chứa một số thành phần hoa học như echitenin, ditamin, được sử dụng làm thành phần của một số bài thuốc. Vị thuốc hoa sữa có tính mát, vị đắng, tác dụng giải độc, thông kinh, trừ đờm, trị rối loạn kinh nguyệt, sốt cao, lở ngứa ngoài da, thiếu máu, lỵ, tiêu chảy, viêm khớp...
Nghiên cứu dược lý hiện địa chỉ ra rằng hoa sữa có tác dụng chống viêm, giảm cơn ho, hen suyễn, giảm đau. Lá của cây hoa sữa chứa methanol có tác dụng chống lại alpha-glucoside, có tiềm năng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.