Thường có 3 kiểu người dễ phạm khẩu nghiệp mà hao tổn phúc khí

Mệnh của một người tốt có thể tích phúc, giàu sang phú quý. Trái lại, một người có mệnh tốt nhưng cái miệng không tốt thì phú quý cũng mất. Cho nên, mệnh của một người tốt hay không chịu ảnh hưởng rất nhiều từ chính cái miệng của người ấy.

Dưới đây là 3 kiểu người dễ phạm khẩu nghiệp mà hao tổn phúc khí:

1. Người ăn nói tùy tiện

Cổ ngữ có câu: “Bệnh tòng khẩu nhập, họa tòng khẩu xuất”, bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra. 

Rất nhiều người mệnh không tốt chính là bởi vì nói quá nhiều, hơn nữa còn là nói mà không suy nghĩ, không biết lời nào nên nói lời nào không, lúc nào nên nói lúc nào không.

Nói chuyện một cách tùy tiện, không chú ý hạn độ, không phân thân xa mà nói rất dễ dàng khiến mâu thuẫn xảy ra.

Im lặng đúng lúc là một việc vô cùng trọng yếu. Sự việc không khẳng định được đúng hay không thì nhất định không cần nói bừa. Đừng vì tranh luận một chút việc nhỏ mà gây ra họa lớn.

Dù cho là bạn bè thân thiết hay người nhà, cũng không nên nói quá nhiều mà can dự vào cuộc sống của họ. Quản tốt được cái miệng của bản thân, học cách im lặng đúng lúc là cách bảo vệ được phúc đức của bản thân.

Những người ăn nói tùy tiện, nói lời quá cay nghiệt, chua ngoa, oán trách trời đất dễ phị khẩu nghiệp hao tổn phúc khí. (Ảnh minh họa)

Những người ăn nói tùy tiện, nói lời quá cay nghiệt, chua ngoa, oán trách trời đất dễ phị khẩu nghiệp hao tổn phúc khí. (Ảnh minh họa)

2. Người nói lời quá cay nghiệt, chua ngoa

Nói chuyện cay nghiệt, quá chua ngoa cũng là một cách giảm phúc đức. Chúng ta đều biết khẩu đức rất quan trọng. Người không có khẩu đức sẽ dễ dàng phạm phải khẩu nghiệp. Người mà phạm phải khẩu nghiệp thì mệnh có tốt cũng sẽ trở thành không tốt.

Nhà Phật thường giảng nhân quả báo ứng, miệng của một người nói lời gì thì sẽ đắc được quả ấy. Cho nên, trong Kinh Phật cũng dạy lời nói phải mềm dẻo, ôn nhu.

Nói lời không nên quá cứng rắn, cũng không được “khẩu thị tâm phi” nói một đằng nghĩ một nẻo, lại càng không nên xoáy vào nỗi đau của người khác.

Không nên nói lời chế nhạo người khác, luôn nhìn vào nhược điểm của người khác, phải biết rằng con người không ai hoàn mỹ và trong mắt người khác bạn cũng có không ít nhược điểm.

Lời nói xuất phát từ tâm, tâm của bạn lương thiện thì lời nói cũng không cay nghiệt. Nếu hôm nay bạn dùng lời nói khiến người ta khó xử thì rất có thể ngày mai bạn sẽ gặp phải cảnh đó.

3. Người gặp chuyện là oán trời trách đất

Oán giận có lẽ là điều vô dụng nhất trên đời này. Oán trời trách đất chỉ là biểu hiện của việc thừa nhận bản thân quá hèn yếu.

Một người nếu gặp chuyện luôn oán trời trách đất, không thể nhận rõ chính mình thì vĩnh viễn không trưởng thành được. Người hễ gặp chuyện là tìm nguyên nhân và đổ cho khách quan, luôn trách cứ người khác thì vĩnh viễn không tiến bộ được.

Cổ nhân có câu: “Thiên Đạo thù cần”, tức là đạo Trời sẽ ban thưởng cho người cần cù, cố gắng, chăm chỉ. Oán trời trách đất chỉ có thể làm lãng phí thời gian của bản thân, thể hiện là một người không nhìn ra được vấn đề của bản thân. Người như vậy sẽ rất khó cố gắng, đã không cố gắng thì sao có được vận khí tốt?