Tháng 6 nhuận có nên tính là tháng 7 cúng cô hồn? Diêm Vương "mở cửa mả" vào tháng 6 nhuận hay tháng 7?

Năm nay lịch âm có nhuận tháng 6 nên nhiều người thắc mắc liệu tháng 6 nhuận có phải là tháng 7 cô hồn và Diêm Vương, người âm có theo lịch nhuận không?

Trong năm nhuận âm lịch, người dân thường băn khoăn liệu tháng 6 nhuận có thay thế vai trò của tháng 7 âm lịch – tháng cô hồn hay không. Đặc biệt, nhiều người đặt câu hỏi: Người âm có tính tháng nhuận không? Diêm Vương mở cửa mả tháng nào, theo trùng lịch nhuận hay không tính nhuận? Đây là những điều khiến không ít người hoang mang, nhất là khi tháng nhuận rơi gần với tháng 7 âm lịch – tháng được cho là cõi âm mở cửa cho vong linh trở về dương gian.

Tháng 6 nhuận có phải tháng 7 cô hồn?

Quan niệm dân gian thì tháng cô hồn là tháng 7 âm lịch. Và trong hoạt động tâm linh theo lịch âm thì tháng nhuận xưa nay vẫn chỉ là tháng đó nhân đôi chứ không được tính thành tháng kế tiếp (nhuận tháng 2 thì vẫn là tháng 2 không tính tháng 2 nhuận thành tháng 3 âm)

Nhiều người thắc mắc tháng 6 nhuận có nên tính thành tháng cô hồn không
Nhiều người thắc mắc tháng 6 nhuận có nên tính thành tháng cô hồn không

Năm nay tháng 6 nhuận thì cũng tương tự chỉ là tháng 6 lặp lại, không thể thay thế tháng 7 âm lịch và càng không thể "trùng lặp" hay "biến thành" tháng cô hồn. Dù lịch âm có thêm một tháng nhuận, tháng 7 âm lịch vẫn giữ nguyên vị trí là tháng cô hồn, với đỉnh điểm là ngày rằm tháng 7 (15/7 âm lịch) – ngày xá tội vong nhân.

Tháng nhuận là khái niệm thuộc về hệ thống tính thời gian âm lịch của con người, nhằm cân bằng với chu kỳ thời tiết và mùa vụ. Việc có thêm tháng nhuận chỉ là cách để “điều chỉnh” lịch âm cho khớp với năm dương lịch, chứ không liên quan đến yếu tố tâm linh và các ngày lễ theo lịch âm.

Hơn nữa trong tâm linh thì người dân quan niệm người âm hay Diêm Vương cũng tuân theo lịch âm, và không tuân theo tháng nhuận bởi tháng nhuận sẽ không cố định. Ví dụ cúng giỗ, cưới hỏi, động thổ, khai trương... sẽ tính theo lịch tháng cố định chứ không tính theo tháng nhuận. Thế nên tháng 6 nhuận sẽ được xem vẫn là tháng 6, chưa phải tháng 7.

Diêm Vương mở cửa mả tháng 6 nhuận hay tháng 7 âm?

Theo tín ngưỡng dân gian, Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 âm lịch – tức ngày 1/7 âm lịch – để các vong hồn không nơi nương tựa, ma đói, cô hồn… được “thả về” dương gian thăm thân nhân, tìm nơi nương tựa, ăn lễ vật cúng cô hồn.

Đến rằm tháng 7 (15/7 âm lịch) là ngày cao điểm của tháng cô hồn trong tín ngưỡng dân gian và cũng là ngày kết thúc khi cánh cửa âm phủ được cho là sẽ đóng lại.

Đây là dịp quan trọng để người trần cúng bái, cầu siêu, bố thí thức ăn, áo quần vàng mã cho các linh hồn chưa siêu thoát.

Do đó trong tín ngưỡng dân gian thì lễ cúng vong linh cô hồn sẽ vẫn diễn ra vào tháng 7 âm sau khi kết thúc tháng 6 nhuận chứ không dịch chuyển lên tháng 6 nhuận. 

Tóm lại, theo quan niệm dân gian, nhiề người tin rằng Diêm Vương không mở cửa mả vào tháng 6 nhuận, dù tháng nhuận nằm sát tháng 7. Các nghi lễ và tín ngưỡng vẫn diễn ra theo chu kỳ âm lịch thông thường, không bị ảnh hưởng bởi tháng nhuận.

Có nên cúng cô hồn trong tháng 6 nhuận không?

Nhiều người cho rằng sợ người âm và cô hồn đếm tháng thông thường nên nếu không cúng trong tháng 6 nhuận thì sẽ bị xui xẻo. Nhưng theo số đông, và trải qua nhiều năm nhuận trước đó thì hầu hết các hoạt động tín ngưỡng tính theo lịch âm vẫn được ông cha ta giữ nguyên không tính tháng nhuận. Điều đó có nghĩa là tháng cô hồn vẫn là tháng 7, cúng vào tháng 7 âm,

Việc cúng cô hồn là nghi lễ gắn liền với tháng 7 âm lịch, mang tính chất "xá tội vong nhân". Hơn nữa việc cúng cô hồn theo tâm linh là không thể tùy tiện thực hiện tránh việc rước vong về nhà...

Trong tháng 6 nhuận này thì người dân vẫn chỉ duy trì cúng tổ tiên, cúng gia tiên, lễ Phật bình thường trong tháng 6 nhuận, vì đây vẫn là tháng hợp lệ theo lịch mặt trăng. Còn lễ đại xá tội vong nhân hoặc cúng Vu Lan sẽ vẫn vào tháng 7 âm lịch, sau khi kết thúc tháng 6 nhuận.

Những kiêng kỵ tháng 6 nhuận

Người xưa có quan niệm rằng tháng 6 âm lịch là tháng không tốt lành vì thời tiết không thuận lợi, là cao điểm mùa nắng nóng trong năm lại hay có mưa bão, thiên tai. Tháng 6 âm lịch cũng là lúc mà thời tiết ảnh hưởng xấu tới tâm lý, sức khỏe, dinh dưỡng.

Bởi thế trong dân gian cũng lưu truyền tháng 6 nhuận là tháng không tốt lành. 

Tuy nhiên cũng có quan điểm tích cực cho rằng tháng 6 nhuận dôi dư tức là tháng thêm mà tiền của thêm thì tốt. Hơn nữa tháng 6 nhuận là tháng đệm trước tháng 7 âm. NHiều người vốn sợ công việc vào tháng 7 âm thế nên có thêm tháng 6 nhuận như mở thêm thời gian cho họ hoàn thành kế hoạch trước khi rơi vào tháng 7 âm. Như vậy việc kiêng kỵ tháng 6 nhuận hay không còn tùy góc nhìn. Hơn nữa tâm linh đôi khi là niềm tin, không có cơ sở khoa học.

Thế nên nếu bạn tâm lý bất an thì tháng 6 nhuận nên tránh:

  • Tránh làm việc lớn như cưới hỏi khai trương động thổ...
  • Tránh đi ra ngoài quá muộn
  • Tránh việc ăn mặc quá rực rỡ
  • Lên kế hoạch kỹ lưỡng và lùi một bước để quan sát.
  • Chăm sóc sức khỏe và giữ tâm lý tích cực, vì lo âu dễ khiến vận trình thực sự bị ảnh hưởng.
  • Làm nhiều việc thiện, tích đức để “xua đi” khí xấu, giữ tâm an lành.
  • Giữ hòa khí trong gia đình, đồng nghiệp, vì những va chạm nhỏ trong thời điểm “nhạy cảm” dễ trở thành vấn đề lớn

Còn bạn bạn quan niệm thế nào? Tháng 6 nhuận có phải là tháng 7 cô hồn, sẽ cúng cô hồn vào tháng này không? 

*Thông tin trong bài mang tính tham khảo chiêm nghiệm