Tác hại của hoa đậu biếc - Đọc ngay kẻo rước bệnh vào người

Một số tác hại của hoa đậu biếc có thể kể đến là gây giảm huyết áp, ngưng kết tiểu cầu, chậm đông máu,... nếu sử dụng với liều lượng không phù hợp. Chính vì vậy, các đối tượng như bệnh nhân huyết áp thấp, phụ nữ mang thai, người đang sử dụng thuốc chống đông máu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

1. Tác hại của hoa đậu biếc

Tác hại của hoa đậu biếc là gì? Loài thực vật họ đậu này mang lại nhiều giá trị cho sức khoẻ con người như ngăn ngừa ung thư và làm chậm quá trình lão hoá. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng hoa đậu biếc, điều này có thể mang đến nhiều tác hại cho sức khoẻ như lạnh bụng, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn. Cụ thể:

  • Người huyết áp thấp, đường huyết thấp: Hoa đậu biếc chứa nhiều thành phần có tính hàn, làm hạ huyết áp, giảm đường huyết. Loại thảo dược này này có thể gây lạnh bụng, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn cho người sử dụng.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc trong kỳ kinh nguyệt: Các hợp chất chống oxy hóa anthocyanin gây ức chế ngưng kết tiểu cầu, dẫn đến sự co bóp tử cung.
  • Người sử dụng thuống chống đông máu: Hoạt chất anthocyanin trong hoa đậu biếc có thể làm chậm quá trình chống đông máu hoặc làm mất tác dụng của thuốc.
  • Người cao tuổi, trẻ nhỏ: Những đối tượng này cần thận trọng khi sử dụng loại dược liệu này, đặc biệt là người cao tuổi với nguy cơ mắc các bệnh mãn tính rất cao. Việc sử dụng hoa đậu biếc dễ dẫn tới những tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, trẻ nhỏ có hệ tiêu hoá chưa phát triển đủ để dung nạp các chất trong hoa. Tốt nhất, bạn nên hạn chế không cho trẻ dùng hoa đậu biếc để đảm bảo không gây hại đến sức khoẻ.
Một trong những tác hại của hoa đậu biếc là gây rối loạn tiêu hoá ở trẻ nhỏ
Một trong những tác hại của hoa đậu biếc là gây rối loạn tiêu hoá ở trẻ nhỏ

2. Hướng dẫn dùng hoa đậu biếc an toàn cho sức khỏe

Sau khi biết tác hại của hoa đậu biếc, bạn có thể tham khảo cách để vừa tận dụng đa dạng công dụng của loài hoa này nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho sức khoẻ dưới đây:

  • Dùng đúng liều lượng: Mỗi lần chỉ nên dùng từ 5 - 10 bông để nấu ăn hoặc pha trà và một tuần không nên dùng quá 3 lần.
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia: Hoa đậu biếc có công dụng tuyệt vời cho sức khoẻ, tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp để sử dụng. Chính vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia Đông y để nắm được trình trạng sức khoẻ của bản thân.
  • Chọn mua: Bạn nên tới các cơ sở nhà thuốc uy tín để có được chất lượng dược phẩm tốt và tư vấn cách dùng hợp lý.
Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia trước khi sử dụng bất kỳ loại dược liệu nào
Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia trước khi sử dụng bất kỳ loại dược liệu nào

3. Những lưu ý khi sử dụng hoa đậu biếc

Bên cạnh việc tìm hiểu tác hại của hoa đậu biếc với các nhóm đối tượng, bạn cũng cần nắm được các lưu ý trong quá trình sử dụng loài hoa này. Cụ thể:

  • Không sử dụng quá nhiều hoa đậu biếc trong một lần: Tính hàn của loài hoa này có thể gây lạnh bụng, buồn nôn nếu dùng một lượng lớn.
  • Hoa đậu biếc không có tác dụng chữa bệnh: Loại dược liệu này chỉ có tác dụng cải thiện sức khoẻ và không thể thay thế liệu trình điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, bệnh nhân quá lạm dụng hoa đậu biếc có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
  • Không nên uống vào lúc đói: Khi sử dụng hoa đậu biếc lúc bụng rỗng, dạ dày sẽ bị khó chịu.
  • Không nên uống vào thời điểm sau khi mới ăn xong: Hoa đậu biếc có thể ngăn cản quá trình hấp thu dinh dưỡng ở thức ăn, do đó bạn có thể bị khó tiêu, đầy bụng.
  • Sử dụng khi trà còn nóng: Khi pha trà hoa đậu biếc, bạn nên sử dụng lúc trà còn nóng. Uống trà đã nguội sẽ làm giảm đi các dưỡng chất hoặc thậm chí sinh ra các yếu tố gây tác dụng phụ.
  • Đảm bảo bản thân không dị ứng với thành phần nào của hoa: Việc này nhằm hạn chế tình trạng dị ứng, ngứa ngáy cho người dùng.
  • Người có bệnh nền: Bệnh nhân có các bệnh nền như tiểu đường, huyết áp,... cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại dược liệu nào.
Hoa đậu biếc nên dùng nóng để tối ưu các dưỡng chất có bên trong trà
Hoa đậu biếc nên dùng nóng để tối ưu các dưỡng chất có bên trong trà

4. Uống trà hoa đậu biếc có tốt không?

Việc sử dụng trà hoa đậu biếc với liều lượng không hợp lý có thể gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể như tăng nhịp tim, khó tiêu, gây cảm giác lo lắng, bồn chồn. Chính vì vậy, bạn nên sử dụng với mức độ vừa phải, khoảng 1 - 2 ly mỗi ngày để tận dụng tối đa những lợi ích của loài hoa này đối với sức khoẻ.

5. Quả hoa đậu biếc có ăn được không?

Quả của cây hoa đậu biếc có thể gây ngộ độc do thành phần chứa đến 12% chất dầu khiến người ăn nôn mửa, tiêu chảy. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, đặc biệt là những người có sức đề kháng kém và trẻ em.

6. Liều lượng sử dụng hoa đậu biếc là bao nhiêu?

Trung bình, mỗi ngày bạn chỉ nên dùng khoảng 5 - 10 bông đậu biếc, tương đương 1 - 2g hoa khô và dùng khoảng 3 ngày mỗi tuần để tránh các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người sử dụng.

Mỗi ngày, bạn chỉ nên sử dụng 5 - 10 bông hoa để nấu ăn hoặc pha trà
Mỗi ngày, bạn chỉ nên sử dụng 5 - 10 bông hoa để nấu ăn hoặc pha trà

7. Dùng nước nóng hay lạnh để pha nước đậu biếc?

Nhiệt độ quá nóng có thể phân huỷ những chất dinh dưỡng trong hoa đậu biếc và mất đi vị trà nguyên bản. Bên cạnh đó, uống trà hoa đậu biếc nóng có thể gây hại cho tiêu hoá và thực quản. Chính vì vậy, bạn không nên sử dụng nước nóng để pha trà, thay vào đó là nước ấm (để nguội sau khi sôi trong 10 phút).

Hoa đậu biếc dễ gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ nếu bị lạm dụng quá mức, bạn cần hết sức lưu ý khi dùng. Tuy nhiên, những thông tin về tác hại của hoa đậu biếc trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để để đảm bảo tình trạng sức khoẻ bản thân phù hợp với các thành phần có trong loại dược liệu này.