Sương Nguyệt Anh là ai? Tiểu sử, cuộc đời gian truân nữ chủ bút đầu tiên của báo chí Việt Nam

Sương Nguyệt Anh là ai? Tiểu sử, cuộc đời gian nữ chủ bút đầu tiên của báo chí Việt Nam được Google Doodle tôn vinh.

Sương Nguyệt Anh là ai?

sna2-1675223568.jpg
 

Sương Nguyệt Anh tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Khuê, tự là Nguyệt Anh.  Bà là một nhà thơ và là chủ bút nữ đầu tiên của Việt Nam. Tờ báo Nữ giới chung do bà phụ trách là tờ báo đầu tiên của phụ nữ được xuất bản tại Sài Gòn. Bên cạnh tên Sương Nguyệt Anh bà còn có nhiều bút hiệu khác như: Xuân Khuê, Nguyệt Nga, Nguyệt Anh. 

Tiểu sử Sương Nguyệt Anh

- Năm sinh: 1864

- Năm mất: 1921

- Quê quán: xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre

Cuộc đời Sương Nguyệt Anh

Sương Nguyệt Anh là con gái thứ tư của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, từ nhỏ bà đã nổi tiếng thông minh. Vì gia đình đông người, mà cha bị mù nên bà vừa phải chăm lo việc gia đình, vừa giúp đỡ cha làm thuốc và học chữa bệnh từ người cha của mình. Với tinh thần ham học, ban ngày bà phụ giúp gia đình, tối đến lại đọc sách, tập làm thơ. Bà cùng với người chị của mình là Nguyễn Thị Kim Xuyến được cha truyền dạy nhiều điều, nổi tiếng khắp vùng vì cả tài và sắc và được người dân quanh vùng ca tụng là Nhị Kiều.

970-1629996277800584918588-1675223568.jpg
Bà Sương Nguyệt Anh. Ảnh: Internet

Cuộc đời của Sương Nguyệt Anh có bước ngoặt lớn khi vào năm 24 tuổi, cha bà qua đời. Sau đó, tri phủ Ba Tường - ông Phủ Xuyên đến hỏi bà làm vợ không được nên mang lòng oán hận, tìm cách hãm hại. Để tránh hậu họa, bà cùng gia đình người anh trai là Nguyễn Đình Chúc chuyển sang Cái Nứa (Mỹ Tho) rồi dời về Rạch Miễu ở nhờ nhà ông nghè Trương Văn Mân. Tại đây, bà có cơ hội gặp gỡ, nên duyên với ông Phó tổng Hòa Quới, tỉnh Gia Định, góa vợ, tên là Nguyễn Văn Tính. Ông là người hiền lành, rất được lòng người dân trong vùng, cả hai còn có với nhau một cô con gái là Nguyễn Thị Vinh.

Cuộc sống hôn nhân kéo dài không được bao lâu thì ông Nguyễn Văn Tính qua đời, khi đó Sương Nguyệt Anh mới ở tuổi 30. Từ đó bà ở vậy nuôi con gái. Từ hoàn cảnh cô đơn, mất chồng, cha mẹ cũng không còn, góa phụ Xuân Khuê từ đây đã thêm một chữ "Sương" trước tên hiệu "Nguyệt Anh".

Con đường trở thành nữ chủ bút đầu tiên của báo chí Việt Nam

Là người yêu nước, có học thức, mong muốn đất nước thoát khỏi xiềng xích, Sương Nguyệt Anh đã hưởng úng tích cực phong trào Đông Du của Phan Bội Châu những năm 1906 - 1908 của Phan Bội Châu. Bà đã bán một phần điền sản để hỗ trợ cho các học sinh sang Nhật học tập.

Năm 1917, Sương Nguyệt Anh cùng một nhóm chí sĩ yêu nước chuẩn bị xuất bản tờ báo đầu tiên của phụ nữ Việt Nam. Đến ngày 1/2/1918, báo "Nữ giới chung" phát hành số đầu tiên và đưa Sương Nguyệt Anh trở thành nữ chủ bút đầu tiên của báo chí Việt Nam. Trụ sở tòa soạn đặt tại số nhà 155 đường Taberd, Sài Gòn (nay là đường Nguyễn Du, quận 1, TP.HCM). Tờ Nữ giới chung hướng tới phụ nữ trong xã hội với chủ trương nâng cao dân trí, khuyến khích công nông thương và góp phần đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội.

sna1-1675223568.jpg
Tờ "Nữ giới chung". Ảnh: Internet

Tuy nhiên tờ báo hoạt động được 1 năm với 22 số báo thì bị đình bản. Sau "Nữ giới chung", bà lại được mời làm chủ bút tờ Đèn Nhà Nam (tờ báo cải biến từ Nữ giới chung) nhưng bà từ chối.

Trong khoảng thời gian này, Sương Nguyệt anh thường xuyên đau nhức mắt, sức khỏe ngày một suy kiệt. Tuy nhiên chữa trị một thời gian ngắn không thành, đôi mắt bà đã bị mù lòa hẳn. Mặc dù vậy, bà Sương Nguyệt Anh vẫn nỗ lực giúp người, giúp đời khi nối nghiệp cha chữa bệnh và dạy chữ Hán cho người dân.

Sương Nguyệt Anh qua đời o tháng 1/1921 tại làng Mỹ Chánh Hòa, thọ 57 tuổi. Bà được an táng cạnh mộ cha mẹ, hiện nay thuộc Khu di tích nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, ấp 6, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

suong-nguyet-anh-1-1675223568.jpg
Sương Nguyệt Anh được Google Doodle tôn vinh. Ảnh: Internet

Sương Nguyệt Anh trở thành chủ bút đầu tiên của nền báo chí Việt Nam, để lại sự nghiệp thơ ca giá trị và một người tiên phong trong công cuộc đấu tranh vì quyền lợi, địa vị của phụ nữ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Ngày nay, tên bà được đặt cho nhiều đường phố, trường học, câu lạc bộ... với niềm trân trọng, tự hào.