Sổ tiết kiệm đứng tên chồng: Vợ có được rút tiền không?

Khi gửi tiết kiệm, thường chỉ đứng tên 1 người vợ hoặc chồng. Nếu sổ tiết kiệm đứng tên chồng mà người vợ muốn rút tiền thì sẽ phải làm thế nào?

Tài sản hình thành sau khi kết hôn là tài khoản chung của 2 vợ chồng. Tuy nhiên, khi gửi tiết kiệm, thường chỉ đứng tên 1 người vợ hoặc chồng. Nếu sổ tiết kiệm đứng tên chồng mà người vợ muốn rút tiền thì sẽ phải làm thế nào?

Người vợ có được rút tiền từ sổ tiết kiệm nếu sổ đó chỉ đứng tên người chồng?

Sổ tiết kiệm tại các ngân hàng có thể đứng tên một người, hai người hoặc nhiều người nếu họ gửi tiết kiệm chung. Khi rút tiền tiết kiệm, những người đứng tên sổ tiết kiệm phải tự thực hiện thủ tục rút tiền hoặc có thể thông qua người đại diện, qua ủy quyền hay qua phân chia di sản thừa kế.

Trường hợp nếu sổ tiết kiệm là tài sản chung của cả 2 vợ chồng, vợ muốn rút tiền thì phải chứng minh được sổ tiết kiệm đó là tài sản chung.

Trường hợp nếu sổ tiết kiệm là tài sản chung của cả 2 vợ chồng, vợ muốn rút tiền thì phải chứng minh được sổ tiết kiệm đó là tài sản chung.

Trường hợp sổ tiết kiệm đang đứng tên chồng có hai trường hợp xảy ra như sau:

+ Sổ tiết kiệm là tài sản chung của vợ chồng

Trường hợp nếu sổ tiết kiệm là tài sản chung của cả 2 vợ chồng, vợ muốn rút tiền thì phải chứng minh được sổ tiết kiệm đó là tài sản chung.

Điều 33 thuộc Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định, các tài sản chung của vợ chồng là tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân hoặc được tặng cho chung hoặc được thừa kế hoặc tài sản vợ chồng đã thỏa thuận là tài sản chung.

Khi muốn rút tiền trong sổ tiết kiệm đứng tên chồng, người vợ cần phải cung cấp các giấy tờ chứng minh tài sản chung như các văn bản thỏa thuận sổ tiết kiệm là tài sản chung và đã được công chứng. Tuy nhiên, dù chứng minh được sổ tiết kiệm là tài sản chung thì người vợ cũng chỉ có thể rút tối đa 50% số tiền trong có trong sổ tiết kiệm đó. Muốn rút toàn bộ sổ tiết kiệm, người vợ sẽ phải nhận được ủy quyền từ chồng hoặc cả hai vợ chồng cùng phải đi rút tiền tại ngân hàng.

+ Sổ tiết kiệm là tài sản riêng của người chồng

Điều 3 thuộc Luật Hôn nhân và Gia đình quy định, tài sản riêng của chồng hoặc vợ sẽ là tài sản hình thành trước khi kết hôn hoặc tài sản có được do tặng cho riêng, thừa kế riêng hoặc có thể do phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân....Tài sản riêng của ai thì sẽ thuộc quyền sở hữu và định đoạt của riêng người đó.

Vì vậy, nếu trường hợp sổ tiết kiệm là tài sản riêng của người chồng thì chắc chắn người vợ không có quyền rút tiền trong sổ tiết kiệm này.

Nếu trường hợp sổ tiết kiệm là tài sản riêng của người chồng thì chắc chắn người vợ không có quyền rút tiền trong sổ tiết kiệm này

Nếu trường hợp sổ tiết kiệm là tài sản riêng của người chồng thì chắc chắn người vợ không có quyền rút tiền trong sổ tiết kiệm này

Đặc biệt, người vợ chỉ có thể rút tiền trong sổ tiết kiệm là tài sản riêng của người chồng trong những trường hợp sau:

- Người chồng đã ủy quyền cho vợ : Vợ hoàn toàn có thể rút tiền trong sổ tiết kiệm khi chồng ủy quyền cho vợ đến ngân hàng để thực hiện các giao dịch rút tiền. Khi đó, người vợ sẽ phải cung cấp đầy đủ các giấy tờ bao gồm: giấy ủy quyền, sổ tiết kiệm và các giấy tờ chứng minh nhân thân của người đứng tên sổ tiết kiệm (có thể là CMND, CCCD, hộ chiếu) và của người được ủy quyền.

- Theo hình thức thừa kế: Người vợ có thể rút tiền có trong sổ tiết kiệm là tài sản riêng của chồng trong các trường hợp chồng qua đời và có thể để lại di chúc hoặc không để lại di chúc. Khi đó sổ tiết kiệm là tài sản chồng để lại sẽ được chia theo quy định của pháp luật.

Với trường hợp này, người vợ cần mang theo sổ tiết kiệm đó cũng như văn bản thoả thuận/khai nhận di sản thừa kế, các giấy tờ tùy thân của các đồng thừa kế, giấy chứng tử của chồng, các giấy tờ chứng minh mối quan hệ nhân thân với người chồng đã mất để có thể làm thủ tục rút tiền.