Tình trạng hói đầu, thưa tóc không còn là vấn đề của tuổi trung niên. “Thế hệ 9x” – những người mới bước vào tuổi 30 – đang trở thành nhóm có tỷ lệ rụng tóc cao nhất. Nam giới chịu ảnh hưởng nặng nề với tỷ lệ mắc rụng tóc nội tiết tố lên tới 21,3%, trong khi phụ nữ cũng có đến 6% phải đối mặt với nỗi lo “đường chân tóc ngày càng lùi xa”.
Thế nào là rụng tóc bình thường và khi nào cần lo lắng?
Rụng tóc sinh lý: Trung bình mỗi người rụng khoảng 50–100 sợi tóc/ngày. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, thường diễn ra rõ nhất khi gội đầu hoặc chải tóc.
Rụng tóc bệnh lý: Nếu hiện tượng rụng tóc kéo dài trên 3 tháng, số lượng rụng vượt quá 100 sợi/ngày, kèm theo dấu hiệu như đường chân tóc rút sâu hình chữ M, tóc thưa đỉnh đầu hoặc xuất hiện vùng hói loang lổ… thì cần đi khám chuyên khoa để tìm nguyên nhân chính xác.
7 nguyên nhân phổ biến khiến tóc rụng không kiểm soát
Di truyền: Rụng tóc nội tiết là nguyên nhân hàng đầu, đặc biệt nếu trong gia đình có người thân từng bị hói.
Căng thẳng kéo dài: Mất ngủ, áp lực công việc, stress khiến nội tiết rối loạn, gây rụng tóc giai đoạn nghỉ.
Thiếu dinh dưỡng: Chế độ ăn thiếu đạm, thiếu sắt, kẽm, vitamin nhóm B... khiến tóc yếu và dễ gãy rụng.
Lạm dụng hóa chất: Nhuộm tóc, uốn tóc thường xuyên, dùng dầu gội không phù hợp làm tổn thương nang tóc.
Bệnh lý nền: Các bệnh như cường giáp, thiếu máu, viêm da đầu… có thể gây rụng tóc diện rộng.
Tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc điều trị ung thư, nội tiết tố, thuốc trầm cảm... ảnh hưởng đến chu kỳ mọc tóc.
Tuổi tác: Càng lớn tuổi, nang tóc càng suy yếu, tóc mỏng dần và khó phục hồi.

Phân loại rụng tóc: Bạn đang gặp phải dạng nào?
Rụng tóc do nội tiết (androgenetic alopecia):
Nam giới rụng tóc từ hai bên trán, tạo hình chữ M. Nữ giới thường thưa tóc vùng đỉnh đầu nhưng vẫn giữ được mật độ phía sau gáy. Đây là dạng rụng tóc phổ biến nhất, chiếm hơn 1/5 số ca ở nam giới.
Rụng tóc giai đoạn nghỉ:
Tóc rụng hàng loạt khi gội đầu hoặc chải tóc, nhưng không tạo thành vùng hói rõ ràng. Nguyên nhân thường do sinh nở, sốt cao, phẫu thuật lớn, cú sốc tinh thần. Dạng này có thể tự hồi phục sau 6–12 tháng.
Rụng tóc từng mảng (alopecia areata):
Tóc rụng thành từng đốm tròn hoặc bầu dục, ranh giới rõ nét. Liên quan đến rối loạn miễn dịch, thường xuất hiện khi căng thẳng kéo dài.
Rụng tóc do thiếu chất:
Tóc khô, xơ xác, gãy rụng nhiều, thường gặp ở người ăn kiêng quá mức hoặc ăn chay trường kỳ thiếu protein và vitamin.
Rụng tóc do hóa chất:
Sau khi uốn, nhuộm, tẩy tóc, nhiều người bị kích ứng da đầu, tóc rụng, gãy rối loạn do nang tóc bị tổn thương.
5 cách tự cứu mái tóc từ gốc
- Dùng thuốc theo chỉ định
- Cấy tóc
Kỹ thuật lấy nang tóc khỏe từ phía sau đầu và cấy vào vùng rụng.
Tóc mới bắt đầu mọc sau 4–6 tháng, tỷ lệ thành công trên 90%.
Cần chọn cơ sở y tế uy tín, tránh bị lừa bởi các dịch vụ giá "trên trời".
- Chăm sóc tóc đúng cách
Gội đầu 2–3 lần/tuần (da dầu) hoặc 3–4 lần (da khô).
Dùng nước ấm (~38°C), tránh gội bằng nước nóng.
Massage da đầu bằng đầu ngón tay, tránh dùng móng hoặc chà mạnh.
Thấm khô nhẹ bằng khăn mềm, không vò tóc mạnh.
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất
Bổ sung protein từ trứng, cá, sữa, đậu phụ.
Vitamin nhóm B từ rau xanh, ngũ cốc, hạt dinh dưỡng.
Bổ sung sắt từ gan động vật, rau bó xôi, mè đen.
Tăng cường chất chống oxy hóa từ cà rốt, cà chua, việt quất.
- Thay đổi lối sống
Ngủ đủ giấc, giảm áp lực bằng thiền, yoga, thể thao.
Tránh hút thuốc, hạn chế rượu bia.
Tập thể dục đều đặn 3–5 buổi mỗi tuần.
Chủ động phòng ngừa rụng tóc: Càng sớm càng tốt
Theo dõi lượng tóc rụng mỗi tháng, nếu bất thường cần đi khám.
Ưu tiên sản phẩm chăm sóc tóc từ thiên nhiên như hà thủ ô, trắc bá diệp.
Che chắn khi ra nắng, hạn chế tác hại từ tia cực tím.
Giữ tinh thần lạc quan, tránh để stress làm tình trạng tồi tệ hơn.