Phi tần thất sủng bị đày vào lãnh cung, tại sao thái giám tranh nhau hầu hạ? Họ có 'nhu cầu' gì?

Có nhiều lý do vì sao phi tần bị đày vào lãnh cung nhưng các thái giám vẫn tranh nhau theo hầu.

Khi xem phim cổ trang Trung Quốc, hẳn bạn cũng biết rằng lãnh cung là nơi tồi tệ nhất trong cung cấm. Nếu bị đày vào đó, nghĩa là phi tần đó bị thất sủng, hoàng đế chán ghét và dường như chẳng có tương lai. Vậy tại sao nhiều thái giám vẫn tranh nhau đi theo hầu hạ?

Phi tần thất sủng bị đày vào lãnh cung, tại sao thái giám tranh nhau hầu hạ?

Phi tần thất sủng bị đày vào lãnh cung, tại sao thái giám tranh nhau hầu hạ?

Lãnh cung - nơi phi tần bị xa lánh và chôn chân đến cuối đời

Trên thực tế, lãnh cung không phải là một địa điểm cố định trong hoàng cung. Khi Hoàng đế quyết định trừng phạt một phi tần nào đó, đồng thời cũng chỉ định luôn phi tần này sẽ sống phần đời còn lại trong cung nào, thì đây chính là lãnh cung.

Đi khắp Cố cung, bạn sẽ không tìm thấy bất kỳ cung điện nào có tấm bảng ghi "lãnh cung". Thật ra, lãnh cung không lạnh lẽo, mà giống như cung điện bình thường, nhưng do vị trí xa xôi, ít người qua lại nên mới có cái tên "lãnh cung" (dịch nôm na là cung hẻo lánh, quạnh hiu).

Đối với một phi tần, bị đày vào lãnh cung thực chất chính là bị phế truất, không cần biết trước kia được sủng ái như thế nào, một khi bị đưa vào lãnh cung thì cả đời này không thể thấy mặt Hoàng đế, trừ phi ngài đổi ý.

Khi bị đày vào lãnh cung, phi tần giờ đây thậm chí không khác mấy so với tù nhân, thức ăn cũng nghèo nàn như của thái giám và cung nữ, còn kém tự do hơn đám nô bộc. Đương nhiên số lượng người hầu hạ cũng bị cắt giảm, đa phần chỉ còn 1 nô tỳ và 1 thái giám túc trực bên cạnh.

Có nhiều nguyên nhân giải thích

Có nhiều nguyên nhân giải thích

Vì sao thái giám tranh nhau hầu hạ phi tần bị đày vào lãnh cung?

Thứ nhất, các phi tần vẫn còn giá trị lợi dụng. Mặc dù phi tần bị đày vào lãnh cung sẽ mất đi quyền lực nhưng họ đều xuất thân từ các gia đình quý tộc. Người thân của họ chắc chắn không đành lòng để con cháu mình phải chịu khổ trong lãnh cung.

Lúc này, người thân của các phi tần chỉ có duy nhất kênh liên lạc là các thái giám để gửi gắm đồ dùng, thức ăn cho con.

Thứ hai, công việc trong lãnh cung rất nhàn hạ. Nhiều thái giám vào cung với mục đích kiếm sống qua ngày thay vì tham dự vào các cuộc đấu đá trong hậu cung. Trong khi đó, công việc hầu hạ các phi tần bị đày vào lãnh cung vô cùng nhàn hạ.

Ngày ngày, các thái giám chỉ cần đưa cơm nước và trông giữ khu vực lãnh cung mà không cần làm việc nặng nhọc. Hơn nữa, các phi tần đã mất đi quyền lực, địa vị của họ và các thái giám không khác nhau nhiều. Do đó, các thái giám cũng không cần phải lo sợ bị các phi tần xử phạt, ngược đãi.

Thứ ba, các thái giám chờ đợi một cơ hội đổi đời. Tuy bị đày vào lãnh cung, nhưng vạn vật luôn xoay vần, không ai có thể biết trước tương lai sẽ ra sao.

Từng có nhiều trường hợp phi tần lại nhận được sủng ái của hoàng đế mà thoát ra khỏi lãnh cung. Sau khi phục hồi địa vị, các phi tần ắt hẳn sẽ không quên những người đã bên mình lúc sa cơ. Đương nhiên, những thái giám đã theo họ vào lãnh cung sẽ trở thành tâm phúc.

Đây cũng là lúc cuộc đời của các thái giám bước sang trang mới.