Ở đời ai cũng cần trí nhớ để làm việc, để ghi nhớ những con người, hiện tượng, sự kiện quanh mình. Nhưng có 3 chuyện ai quên càng nhanh thì càng giàu phước báo, cuộc sống càng trở nên tốt đẹp hơn.
Quên đi quá khứ
Quá khứ dẫu là vinh quang hay cay đắng đều là chuyện đã qua. Nhà Phật nói chúng ta cần phải sống trong hiện tại bởi quá khứ đã qua, tương lai thì chưa tới, sống trong hiện tại mới là hiện hữu.
Nhiều khi chúng ta bám víu vào vinh quang của quá khứ để phủ nhận sự nhạt nhòa của hiện tại. Nhưng sự thật nếu càng bám vào vinh quanh quá khứ chúng ta càng mất tập trung cho hiện tại. Đôi cũng vì những vinh quang trong quá khứ mà chúng ta cảm thấy buồn trong sự sa sút của hiện tại.
Đôi khi chúng ta lại mất quá nhiều tâm sức đau đáu về nỗi buồn quá khứ, những sai sót, những mất mất, những bất hạnh diễn ra trong quá khứ. Điều đó chẳng phải tự bắt chúng ta đau khổ thêm một lần nữa, bởi nỗi đau đã qua ư.

Thế nên mới nói người biết quên đi quá khứ chính là phước lành. Quên quá khứ để tập trung trong hiện tại. Ví như người xưa ta đã từng yêu thương nhưng không còn bên cạnh thì đó cũng chỉ là mối quan hệ của quá khứ. Hay dẫu họ từng làm tổn thương ta, cố nhớ lại để làm gì hay chỉ thêm lần nữa đau hơn.
Quên đi những ân tình ta đã làm cho người
Những gì ta đã làm cho đời, cho người sẽ nở hoa ở đâu đó. Nhưng nếu chúng ta cứ chấp niệm kể lể điểm tô cho bông hoa ấy thì có phải là đã làm cho bông hoa ấy trở nên mất đi ý nghĩa không. Việc gì đã làm cho người đừng mang đi kể lể. Càng kể lể thì ý nghĩa càng giảm đi.
Nếu kể lể và còn đòi người mang ơn, trả ơn thì có khi mọi ý nghĩa tốt đẹp ta làm ban đầu đã bị chính ta hủy hoại hết.
Giúp người còn đòi người trả ơn hoặc đi kể lể khắp nơi về sự giúp ấy chính là tự ta đã làm giảm giá trị việc của ta làm. Hương thơm sẽ tự theo gió bay đi. Khi nào chúng ta biết để gió cuốn đi là khi ấy việc làm tốt đó mới thực sự mang lại ý nghĩa cho người và cho ta. Nếu lòng còn nặng kể lể, thì tự ta trói buộc bản thân mình trong một nỗi muộn phiền, biến ta trở thành hẹp hòi. Còn người nhận sẽ cảm thấy sợ hãi, mắc nợ.
Thế nên nếu đã làm việc tốt cho người hãy quên đi như chưa từng có để lòng thanh thản nhẹ nhàng để không vướng bận lỡ như thấy người bạc ơn.

Quên đi những vết thương người gây cho ta
Trong đời người thường thì chúng ta đều từng gây cho ai đó nỗi buồn và cũng không ít lần bị ai đó sát thương. Tất cả chuyện lớn mà xem được thành nhỏ, nhỏ thành không có gì hoặc quên được đi là tốt nhất. Càng nuôi dưỡng vết thương thì chúng ta càng đau khổ.
Thế nên người xưa mới nói oán oán chất chồng. Người gây ra nỗi đau cho ta, ta không nguôi quên mà lại nuôi dưỡng nó mỗi ngày, chẳng phải là tự lần nữa làm ta đau bởi lỗi của người khác ư.
Nếu đó là mối thù buộc phải trả, hãy hành động để trả cho xứng, nhưng xong rồi thôi đừng làm vết thương loang lổ trong tâm hồn, đừng mang oán hận tràn từ đời này sang đời khác. Nếu đó là vấn đề của luật pháp hãy để luật pháp xử lý, nếu đó là vấn đề của lương tâm hãy để lương tâm người tự vấn.
Cao nhân dạy chúng ta quên đi những điều trên không phải là để chúng ta mất đi trí nhớ, để sống "tểnh tênh tênh" không nghĩ ngợi mà để nuôi dưỡng sự bao dung, nuôi dưỡng chánh niệm. Mọi nỗi đau trên đời này trở nên nặng nề hơn hay nhanh chóng nguôi ngoai hơn không phải do bản chất của nỗi đau mà do phẩm chất của người tiếp nhận và chuyển hóa. Một chữ Quên nói ra thì dễ nhưng làm được không phải dễ. Ai biết quên thì người đó thanh thản.