Những người không nên sử dụng bột sắn dây

Bột sắn dây có tính mát, tốt cho cơ thể, tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp để sử dụng.

Người bị huyết áp thấp

Bột sắn dây có tính hàn, lại có tác dụng giãn mạch máu và làm mát cơ thể. Vì thế nó không phù hợp với người huyết áp thấp, việc ăn hoặc uống sắn dây có thể khiến huyết áp tụt sâu hơn, gây ra các biểu hiện như hoa mắt, choáng váng, chóng mặt, buồn nôn, tay chân lạnh hoặc ngất xỉu.

Nhất là nếu bạn uống bột sắn dây pha sống (không đun chín) vào buổi sáng lúc đói, nguy cơ tụt huyết áp càng cao hơn. Người huyết áp thấp nếu vẫn muốn dùng thì chỉ nên ăn sắn dây đã nấu chín, pha loãng, nên ăn lượng nhỏ và không được ăn thường xuyên.

Người có hệ tiêu hóa yếu, dễ tiêu chảy

Do bột sắn dây có tính mát mạnh nên khi vào cơ thể sẽ làm lạnh tỳ vị, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa. Đối với người có cơ địa lạnh bụng, thường xuyên đi ngoài phân lỏng, dễ đau bụng sau khi ăn đồ mát cần loại bỏ hoàn toàn thực phẩm này khỏi thực đơn.

Khi dùng bột sắn dây, nếu có dấu hiệu như đầy bụng, tiêu chảy, buồn nôn – đặc biệt là sau khi uống sống – nên dừng ngay và thay bằng thực phẩm dễ tiêu, có tính ấm như gừng, cháo thịt băm, hoặc trà gạo lứt.

Những người không nên sử dụng bột sắn dây
Những người không nên sử dụng bột sắn dây

Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu

Trong dân gian, bột sắn dây đôi khi được truyền tai là “lành”, “mát thai”. Vì thế những đồ mát này không phù hợp với phụ nữ mới mang thai 3 tháng đầu, tử cung chưa ổn định – việc ăn các loại thực phẩm quá lạnh hoặc có tính âm mạnh như sắn dây có thể kích thích co bóp tử cung, làm tăng nguy cơ động thai.

Thực tế chưa có chứng minh y khoa cụ thể nào, nhưng để đảm bảo yên tâm, phòng còn hơn chữa thì phụ nữ có thai cũng nên hạn chế loại thực phẩm này.

Người đang dùng thuốc điều trị bệnh

Bột sắn dây có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ của một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh và thuốc điều hòa huyết áp. Vì thế với những người đang sử dụng các loại thuốc này thì không nên dùng, hoặc dùng thì phải cách xa thời gian uống thuốc.

Ngoài ra, do sắn dây có tính làm mát và thanh lọc, đôi khi nó tác động ngược lại với cơ chế của một số loại thuốc cần làm ấm cơ thể hoặc kích hoạt miễn dịch. Vì vậy, người đang uống thuốc hoặc điều trị bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp… nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Người bị cảm lạnh, tay chân lạnh, cơ thể suy nhược

Người có cơ địa hàn, thường xuyên bị lạnh bụng, tay chân lạnh, hay cảm vặt hoặc có dấu hiệu suy nhược cơ thể thì không nên ăn các loại thực phẩm mát lạnh, trong đó có bột sắn dây. Việc ăn sắn dây trong tình trạng cơ thể yếu sẽ làm bệnh lâu khỏi, thậm chí nặng thêm.

Người suy nhược, mới ốm dậy nên ăn những món dinh dưỡng, dễ tiêu như cháo gà, cháo trứng, cháo thịt băm…

Lưu ý khi sử dụng bột sắn dây

Không uống sống quá đặc, đặc biệt với trẻ em hoặc người già. Nên pha loãng hoặc nấu chín để dễ tiêu và giảm tính hàn.

Không pha bột sắn dây với mật ong, vì theo một số quan niệm dân gian, sự kết hợp này có thể tạo phản ứng bất lợi cho tiêu hóa.

Dùng ở mức độ vừa phải, không nên xem là "nước giải khát hàng ngày" nếu cơ địa không phù hợp.