Những cách dùng nước mắm gây hại cho sức khỏe nhưng nhiều người còn chưa chú ý

Nước mắm là gia vị đặc trưng rất Việt Nam và thường xuyên được dùng trong ẩm thực nhưng lại còn rất ít người chú ý tới cách dùng chúng.

Nước nắm là thứ gia vị có tính chất kinh điển trong ẩm thực Việt. Nước nắm không chỉ là gia vị tăng thêm vị mặn đậm đà cho món ăn mà còn có thể nâng tầm món ăn, thậm chí thiếu chúng thì một số món ăn sẽ không còn ngon nữa. Có những người trong bữa ăn mà thiếu nước mắm, nấu một số món mà không có mắm thì sẽ coi như là hỏng hết bữa ăn. Tuy nhiên có nhiều người nội trợ dùng thường xuyên vẫn chưa biết những tai hại từ những thói quen dùng nước mắm dưới đây:

Nêm nước mắm vào thức ăn đang sôi

Nước mắm là một thứ gia vị dạng lỏng và có mùi đặc trưng. Khi nào, kho, nấu canh nhiều người ướp mắm trước hoặc nêm nước mắm khi chảo, nồi canh đang sôi. Ở nhiệt độ cao như vậy axit amin trong nước mắm bị phân hủy như vậy sẽ gây mất vị ngọt của mắm. Hơn nữa điều này làm bay đi mùi nước mắm,

Nước mắm ngon là chắt từ việc ướp cá nên lượng axit amin trong nước mắm chính là biểu thị độ ngọt ngon và dinh dưỡng của mắm. Do đó việc nên nước mắm khi thức ăn đang ở nhiệt cao sẽ giảm giá trị.

Do đó nên nêm nước mắm khi đã tắt bếp để đảm bảo vị ngọt ngon của nước mắm. 

Nêm nước mắm khi thức ăn quá nóng sẽ giảm dinh dưỡng
Nêm nước mắm khi thức ăn quá nóng sẽ giảm dinh dưỡng

Dùng nhiều nước mắm nêm vào thức ăn cho trẻ nhỏ

Nước mắm có độ mặn mà thói quen của nhiều người Việt là chấm đậm vị. Ăn thừa muối gây gánh nặng cho tim thận ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không cần nêm nắm muối cho trẻ vì thực phẩm tự nhiên đã đủ hàm lượng natri cho trẻ rồi. Việc nêm nhiều mắm vào món ăn, chấm nhiều mắm đặc biệt cho trẻ dưới 1 tuổi là thói quen vô cùng tai hại với sức khỏe. 

Ăn mặn nêm nhiều nước mắm, chấm nhiều nước mắm có thể khiến cho thận suy yếu. Bởi thế hãy chú ý khẩu vị ăn tránh ăn thừa muối. 

Chấm chung bát nước mắm

Hầu hết trong bữa cơm gia của gia đình Việt dùng chung 1 chén nước chấm. Ngoài nhà hàng cũng có nhiều trường hợp vẫn phục vụ chung bát nước mắm cho thực khách. Việc dùng chung bát nước mắm có thể gây ra tình trạng nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) gây bệnh dạ dày nếu trong số người ăn chung có người mắc vi khuẩn này. Do đó tốt nhất là nên chấm riêng bát nước chấm.

Dùng chung bát nước mắm có thể tăng nguy cơ hiễm vi khuẩn gây bệnh dạ dày
Dùng chung bát nước mắm có thể tăng nguy cơ hiễm vi khuẩn gây bệnh dạ dày

Để dành nước mắm thừa cho bữa sau

Tiết kiệm là tốt nhưng bát nước mắm đã mang ra chấm thức ăn không nên để dành cho các bữa ăn sau. Nhiều người cho rằng nước mắm có độ mặn nên không sợ bị ôi thiu. Nhưng thực chất chúng thường dùng để chấm đồ dễ ôi thiu như thịt luộc, lòng luộc, rau luộc... Do đó khi bát nước mắm đã bị dính thức ăn khác thì rất dễ bị hỏng, nhiễm khuẩn không an toàn cho sức khỏe. Do đó nên tạo thói quen rót nước mắm đủ chấm, thừa ít để khi dọn bát thì nên đổ bỏ, tránh việc dùng bát nước chấm thừa cho bữa khác.

Nên tránh dùng nước mắm thừa cho các bữa sau
Nên tránh dùng nước mắm thừa cho các bữa sau

Mở chai nước mắm quên đậy nắp, để nước mắm ở gần bếp nấu

Chai nước mắm quên đậy nắp có thể làm mất đi hương vị và tăng nhiễm khuẩn, giảm chất lượng của nước mắm. Do đó bạn nên chú ý đậy nắp chai nước mắm.

Thói quen để nước mắm ở gần bếp nấu ăn cũng khiến chúng mất giá trị. Nhiệt độ và ánh sáng có thể làm oxy hóa khiến nước mắm nhanh bị đổi màu đen và mất ngon. Do đó hãy để nước mắm trong hộc tủ, chỗ thoáng mát, tránh nắng, tránh nhiệt độ cao.

Người dân nên chú ý lượng khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là 5g muối mỗi ngày. Trong khi đó người Việt nam khẩu vị số đông bị mặn hơn. Do đó hãy chú ý khi dùng nước mắm và các loại nước chấm muối chấm.