Nhóm người nào không nên uống bột sắn dây?

Bột sắn dây có tính mát, tác dụng giải nhiệt tốt nhưng không phải ai cũng nên sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu xem những ai không nên uống bột sắn dây nhé.

Bột sắn dây là sản phẩm được nhiều người sử dụng để pha nước uống giải nhiệt, dùng trong nấu ăn. Tuy nhiên, việc sử dụng nó sao cho đúng thì không phải ai cũng biết.

Thành phần dinh dưỡng của bột sắn dây

Bột sắn dây được làm từ cây từ dây (còn có tên gọi khác là cát căn). Sản phẩm này là phần tinh bột của củ sắn dây. Theo VnExpress dẫn lời Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, sẵn dây có tính mát, vị ngọt. Sắn dây có tác dụng giải nhiệt, trị khát nước, tiêu chảy, khiết lỵ, đau cổ gáy.

Trường hợp bị sốt nóng, cảm nắng, nhức đầu, nóng ruột, đổ mồ hôi, cơ thể mệt mỏi có thể sử dụng bột sắn dây. Ngoài ra, người chán cơm, sốt ho, viêm họng, phụ nữ bị nóng ruột cũng có thể sử dụng bột sắn dây để giảm cảm giác khó chịu.

Pha bột sắn dây với đường (hoặc một chút muối) và nước cốt chanh rồi uống có thể giúp giải rượu. Người bị cảm nắng gây ra đau đầu có thể uống nước bột sắn dây để giảm mệ mỏi. 

Ngoài ra, các bộ phận như hoa, lá của cây sắn dây đều có thể sử dụng được. 

100 gram bột sắn dây có thể cung cấp 0,8g xenlucoza, 84,3g gluxit, 0,7g protit, 20mg photpho, 18mg canxi, 1,5mg sắt…

Bột sắn dây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cần biết cách sử dụng để tránh tác dụng phụ.
Bột sắn dây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cần biết cách sử dụng để tránh tác dụng phụ.

Những người không nên uống bột sắn dây

Bột sắn dây tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên sử dụng. Theo báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời BS. Nguyễn Thu, một số nhóm người không nên sử dụng bột sắn dây gồm:

- Người có cơ địa mệt mỏi, chân tay thường xuyên bị lạnh.

- Người đang bị sốt cao nhưng có cảm giác lạnh run.

- Người huyết áp thấp, người bị cảm lạnh, phong hàn.

- Phụ nữ có thai có thể uống bột sắn dây để giải nhiệt, giảm nóng trong người. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Ngoài ra, trường hợp bị tụt huyết áp, người cảm thấy lạnh, mệt mỏi thì không nên dùng. Phụ nữ có dấu hiệu động thai, dại con co bóp nhiều cũng không sử dụng các món liên quan đến bột sắn dây.

- Trẻ nhỏ không nên dùng bột sắn dây sống để tránh tình trạng lạnh bụng, tiêu chảy. Có thể nấu chín bột sắn dây rồi mới cho trẻ ăn để dễ tiêu hóa hơn, giảm bớt tính hàn.

Cách sử dụng bột sắn dây

Khi pha bột sắn dây, bạn nên sử dụng nước nóng. Tùy theo liều lượng muốn sử dụng mà điều chỉnh lượng bột và lượng nước cho phù hợp. Trong lúc pha nên khuấy đều và mạnh tay cho bột hòa tan hết vào nước. Thêm đường, nước cốt chanh theo sở thích.

Lưu ý khi sử dụng bột sắn dây

Bột sắn đây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không được dùng bừa bãi, không nên lạm dụng. Đối với bột sắn dây, chỉ nên sử dụng 1 lần/tuần.

Tránh sử dụng bột sắn dây sống; không dùng bột sắn dây khi đói bụng để tránh làm ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Khi pha bột sắn dây, bạn có thể sử dụng các chất tạo ngọt như đường, sữa đặc... nhưng không nên cho quá nhiều, làm gia tăng năng lượng, dễ gây tăng cân, béo phì, không tốt cho sức khỏe.

Bột sắn dây kỵ với mật ong, hoa bưởi, hoa nhài, hoa sen. Kết hợp bột sắn dây với một trong những nguyên liệu nêu trên có thể gây ra tình trạng đầy hơi, khó chịu.

Trên đây là thông tin về những nhóm người không nên sử dụng bột sắn dây. Nếu thuộc một trong những nhóm này, bạn nên hạn chế sử dụng bột sắn dây hoặc muốn dùng thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bột sắn dây tuy tốt nhưng cũng có thể gây ra bất lợi đối với sức khỏe nếu dùng không đúng cách hoặc lạm dụng.