Người xưa dạy không sai: Đi tảo mộ tổ tiên mà làm việc này thì gia đình lao đao, tránh ngay đừng phạm phải

Tảo mộ là phong tục đẹp của người Việt nhưng đi tảo mộ phải tránh ngay những hành vi này kẻo phạm tội bất kính bị quở trách hao tài tổn lộc.

Tảo mộ thường diễn ra vào dịp thanh minh và cuối năm chuẩn bị đón Tết Nguyên đán. Tảo mộ là thăm viếng dọn dẹp sang sửa phần mộ tổ tiên người thân thể hiện lòng tôn kính, chăm lo biết ơn người đã khuất. Đây cũng là dịp để thế hệ con cháu đời sau biết về dòng họ tổ tiên của mình. Nhưng người xưa dặn tảo mộ tránh mắc các lỗi sau: 

Thắp hương trong nghĩa địa không đúng trình tự

Nhiều người đi tảo mộ chỉ nghĩ ra thẳng mộ người thân của mình mà không biết trong các nghĩa địa thường có ngôi nhà chung để thờ quan thần, tức người cai quản cõi âm, một phần của các gia đình. Bởi thế trước khi ra thắp hương cúng lễ ở mộ phần nhà mình thì phải thắp hương xin phép quan thần.

Trong nghĩa địa thì phần mộ của gia đình dòng họ sẽ có những người thân khác theo quan hệ trên dưới. Thế nhưng nhiều người lại thắp hương cúng lễ theo trình tự vị trí của nghĩa địa dẫn tới sai trình tự thắp hương. Mọi người cần chú ý thắp hương quan thần xong thì thắp hương tại ngôi mộ của người bề trên vị trí cao trước rồi lần lượt xuống, tránh đi lộn xộn. 

Tảo mộ cần chú ý đi theo đúng trình tự

Tảo mộ cần chú ý đi theo đúng trình tự

Đốt giấy tiền vàng mã không cháy hết

Khi tảo mộ nhiều người mang theo tiền giấy vàng mã cúng xong để hóa nhưng lại không chú ý khi hóa vàng. Theo quan niệm tâm linh dân gian những tờ tiền cháy không hết sẽ bị coi là tiền rách không có giá trị sử dụng nên thực ra chúng ta hóa mà ông bà tổ tiên không nhận được. Do vậy khi hóa vàng cần chú ý đốt cho cháy hết hoàn toàn. Khi hóa vàng thì cần hóa vàng biếu quan thần trước rồi mới tới tiền vàng cho ông bà tổ tiên nhà mình.

Thụ lộc ăn đồ cúng tại mộ

Thụ lộc ăn đồ cúng tại mộ thể hiện sự bất kính với người đã khuất. Hơn nữa điều đó gây ồn ào và có thể xả rác mất vệ sinh. Ngoài ra nghĩa địa thường chật hẹp và âm thịnh khí mạnh nhiều vong hồn, cô hồn nên việc bày cỗ ăn tại nghĩa địa là không nên. Do đó bạn nên thắp hương cỗ tại gia tiên riêng. Tảo mộ xong rồi về làm mâm cỗ thắp hương tại nhà sau đó thụ lộc ăn cỗ tại nhà.

Khi tảo mộ tránh bày đồ cúng ăn tại chỗ

Khi tảo mộ tránh bày đồ cúng ăn tại chỗ

Giẫm đạp lên mộ phần

Khi đi tảo mộ nhiều người hồn nhiên bước lên mộ nhà khác để tới mộ nhà mình cho khỏi ướt chân. Điều đó là hành động cấm kỵ thể hiện sự bất kính với người đã khuất, là phạm vào sự tôn kính linh thiêng nên có thể bị quở trách. Ngày xưa có nhiều mộ đất lâu ngày bị tụt thấp ngang mặt đất, nên các cụ cũng rất cẩn trọng khi đi tảo mộ trong nghĩa địa sẽ chú ý những chỗ có cắm chân nhang thì có thể có mộ phần bên dưới thì nấm đất đã sụt lún bằng phẳng, để tránh. Không biết vận xui có không, có bị trách thật không nhưng dù sao ở trong tâm thức hành động không giẫm đạp lên nơi người khuất an nghỉ cũng là một cách để rèn cho tâm mình trong sáng và tôn trọng người khác.

Không mang chuối đi tảo mộ

Chuối thường thấy trong tâm linh thờ cúng nhưng người xưa khuyên chỉ thắp hương chuối ở nhà không mang đi tảo mộ. Người xưa cho rằng chuối có tính thu hút nên khi mang đi nghĩa địa thắp hương xong, thụ lộc mang về thì có thể mang theo âm khí, vong hồn theo chuối về nhà. Điều đó không tốt cho người sống. Vì thế bạn nên tham khảo thông tin này để tránh. Việc sắm lễ thắp hương ông bà tổ tiên có thể chọn các loại trái cây bánh kẹo khác rất đa dạng nên có thờ có thiêng có kiêng có lành. 

Tránh mang chuối đi tảo mộ

Tránh mang chuối đi tảo mộ

Cẩn thận khi thắp hương mộ nhà khác

Theo quan niệm dân gian thì tảo mộ không nên tảo mộ nhà khác bởi điều đó sẽ phạm kỵ, sẽ bị ông bà trách phạt và không cẩn thận thì có thể bị hồn ma nhà khác theo về. Tuy nhiên điều này cũng tùy thuộc vào quan điểm mỗi nơi. Có nhiều người sẽ thắp hương cho cả những ngôi mộ xung quanh để thể hiện tinh thần thân thiện gắn kết hàng xóm láng giềng.

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm