Người xưa dạy con cháu không nên chọn gái ngẩng đầu, trai cúi mặt. Họ có lý do của mình.
Câu dạy của cổ nhân "Chọn vợ không chọn gái ngẩng đầu, lấy chồng không lấy trai cúi mặt" chứa đựng lời khuyên sâu sắc về cách chọn bạn đời phù hợp. Đây không chỉ là bài học dành riêng cho những người đang chuẩn bị bước vào hôn nhân, mà còn có giá trị đối với những ai đã lập gia đình, giúp họ nhìn nhận và củng cố mối quan hệ của mình.
Vậy, ý nghĩa thực sự của câu nói này là gì? "Chọn vợ không chọn gái ngẩng đầu" ám chỉ việc chọn người vợ đức hạnh, khiêm nhường, không kiêu ngạo hay ngạo mạn. "Lấy chồng không lấy trai cúi mặt" lại khuyên chọn người chồng có bản lĩnh, tự tin, không tự ti hay rụt rè. Ai thấu hiểu được bài học này chắc chắn sẽ dễ dàng tìm thấy một người bạn đời phù hợp, cùng xây dựng gia đình hạnh phúc và bền lâu.
"Chọn vợ không chọn gái ngẩng đầu
"Cụm từ "gái ngẩng đầu" trong lời dạy này ám chỉ kiểu phụ nữ kiêu ngạo, thiếu khiêm nhường và không khéo léo trong cách đối nhân xử thế. Họ thường có tính cách mạnh mẽ, cố chấp, và đôi khi hành động khiến người khác cảm thấy áp lực về mặt tâm lý.
Khi về nhà chồng, những người phụ nữ như vậy khó giữ được sự ôn hòa, dịu dàng hay lễ phép – những phẩm chất từng được coi là tiêu chuẩn của người phụ nữ thời xưa.
Trong một gia đình, nếu người vợ quá cao ngạo, thường xuyên chèn ép hoặc lên mặt với chồng, thì sự hòa thuận khó lòng duy trì. Điều này có thể dẫn đến tình trạng “âm thịnh dương suy”, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người chồng. Thậm chí, nếu gia đình thiếu sự cân bằng và hài hòa, con cái cũng dễ bị tác động tiêu cực, khó mà được dạy dỗ thành người.
Vì vậy, dù người phụ nữ có tài sắc hay xuất thân gia thế nổi bật, họ vẫn cần biết giữ mình, luôn khiêm nhường và tôn trọng đạo lý. Người xưa từng nói: “Nhà có vợ hiền như quốc gia có tể tướng tài đức”, nhấn mạnh vai trò quan trọng của một người vợ hiền trong việc duy trì sự thịnh vượng và hạnh phúc gia đình.
"Lấy chồng không lấy trai cúi mặt"
Từ xưa đến nay, trong cả xã hội cổ đại lẫn hiện đại, đàn ông luôn được xem là trụ cột của gia đình, đại diện cho sự mạnh mẽ và ý chí kiên cường. Một người đàn ông đúng nghĩa phải là chỗ dựa vững chắc cả về vật chất lẫn tinh thần, vừa nuôi sống gia đình vừa trở thành hình mẫu cho con cái noi theo.
Trong gia đình, người chồng cần thể hiện đạo đức và cách đối nhân xử thế, còn ngoài xã hội phải đảm đương trách nhiệm, gánh vác những công việc lớn lao.
Cụm từ "trai cúi đầu" dùng để chỉ những người đàn ông thiếu chí khí, hèn nhát, vô trách nhiệm. Họ thường thiếu sự tự tin, nhút nhát, không có chính kiến và dễ bị lay chuyển. Đàn ông không có chí hướng thì khó mà thành công trong sự nghiệp, cũng như khó trở thành trụ cột đáng tin cậy cho gia đình. Người đàn ông như vậy không chỉ gây thất vọng mà còn khiến cuộc sống gia đình trở nên bất ổn và thiếu sự an toàn.
Do đó, người xưa luôn khuyên phụ nữ khi kết hôn hãy tránh những người đàn ông thuộc kiểu "trai cúi đầu". Một người chồng tốt cần có ý chí, sự quyết đoán và tinh thần trách nhiệm. Họ phải là tấm gương sáng cho con cái, mang đến cho vợ sự an tâm và tạo dựng được sự kính trọng, nể phục từ những người xung quanh. Một người đàn ông như thế mới có thể xây dựng được một gia đình hạnh phúc, ổn định và bền vững.