Người mệnh nào hợp trồng cây đinh lăng nhất?

Người có mệnh hợp với cây đinh lăng trồng cây này trong nhà có thể cải thiện phong thủy tổng thể, đón nhận nhiều may mắn.

Ý nghĩa phong thủy của cây đinh lăng

Cây đinh lăng là loại cây quen thuộc đối với nhiều người Việt. Nó được trồng rất nhiều trong các vườn nhà và cả các khuôn viên công cộng. Cây này không chỉ trồng làm cảnh mà còn được sử dụng như một lại rau ăn, thuốc chữa bệnh. Lá đinh lăng thường có răng cưa không đều, mùi thơm, được dùng nhiều để ăn kèm với các món ăn thường ngày như nem chua, nem thính hoặc đun nước uống. Trong khi đó, phần rễ đinh lăng trồng nhiều năm sẽ được thu hoạch để ngâm rượu, đun nước uống hoặc phối hợp với các dược liệu khác tạo ra các bài thuốc trị bệnh.

Ngoài các tác dụng nêu trên, cây đinh lăng còn có ý nghĩa tốt đối với phong thủy của gia đình. Loại cây này măng nguồn năng lượng dồi dào, giúp tạo ra không khí trong lành, dịu mát. Nó ngăn chặn khí xấu vào nhà, giúp gia chủ giữ tài lộc, tiền của. Không chỉ trồng đinh lăng trong vườn, ngày nay nhiều người trồng đinh lăng bonsai có kích thước nhỏ, được uốn tạo dáng đẹp mắt để làm cảnh trước nhà, trang trí phòng khách.

Người mệnh nào hợp trồng cây đinh lăng nhất?

Người có mệnh hợp với cây đinh lăng trồng loại cây này trong nhà có thể cải thiện phong thủy, giúp hút tài lộc, may mắn.

Người có mệnh hợp với cây đinh lăng trồng loại cây này trong nhà có thể cải thiện phong thủy, giúp hút tài lộc, may mắn.

Theo quan niệm phong thủy, cây đinh lăng mang nguồn năng lượng xanh của Mộc. Cây đinh lăng cực kỳ hợp với người mệnh Hỏa và Mộc. Người thuộc một trong hai mệnh này trông cây đinh lăng trong nhà sẽ giúp thu hút may mắn, cầu thành công, đường công danh tài lộc rộng mở, có nhiều cơ hội phát triển trong cuộc sống.

Vị trí tốt nhất để trồng cây đinh lăng

Theo quan niệm dân gian, trồng cây đinh lăng trước nhà sẽ giúp ngăn chặn các luồng khí xấu, thu hút tài lộc vào nhà. Loại cây này đóng vai trò trấn giữ của cải, giúp tài sản không bị thất thoát, giúp gia chủ tránh được những điều không hay trong cuộc sống.

Cách trồng và chăm sóc cây đinh lăng

Câu đinh lăng dễ sống, dễ chăm sóc. Cây có thể phát triển tốt ở môi trường đất pha cát, tơi xốp, có độ ẩm trung bình. Cây này có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất nên trồng vào mùa xuân, từ tháng 1 đến tháng 4. Vào mùa hè, có thể giâm hom giống 20-25 cho cành cây bén rễ rồi đem trồng.

Cây đinh lăng rất dễ trồng và dễ chăm sóc.

Cây đinh lăng rất dễ trồng và dễ chăm sóc.

Nên làm đất trồng tơi xốp, bón lót bằng phân chuồng, phân hữu cơ, phân NPK sau đó trồng bằng cách giâm cành. Dùng rơm hoặc bèo tây phủ lên mặt đất để giữ ẩm, tạo mùn cho đất khi mới giâm cành.

Cây đinh lăng phát triển quanh năm, ít sâu bệnh, có thể chịu hạn tốt. Không cần tưới nước cho cây liên tục để tránh úng nước.

Từ năm thứ 2 trở đi, có thể tỉa bớt lá và cành cây vào tháng 4 và tháng 9.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.