Người càng lười làm 3 điều này càng có phúc khí

“Lười”, đôi khi không phải là điều gì đó quá xấu, làm người lười một chút, ít tính toán một chút, ít nghị luận một chút, ít chỉ huy người khác một chút… Bạn sẽ nhận ra một điều thật kì diệu: Phúc khí của bạn sẽ ngày một tăng lên nhiều hơn.

Cổ nhân khuyên răn: Người “lười” có cái phúc của người “lười”, người càng lười 3 điều sau càng có phúc khí

“Lười” ở đây không phải là không động tay động chân, không làm gì cả, hoặc là chuyện gì cũng không quản, mà là thái độ thờ ơ, không để ý đến một vài khía cạnh trong cuộc sống.

“Lười” đúng lúc đúng chỗ, cũng là một loại trí huệ, một tâm thái thản đãng, cũng là một kiểu tu dưỡng của đời người.

“Lười” đúng lúc đúng chỗ, cũng là một loại trí huệ, một tâm thái thản đãng, cũng là một kiểu tu dưỡng của đời người. (Ảnh minh họa)

“Lười” đúng lúc đúng chỗ, cũng là một loại trí huệ, một tâm thái thản đãng, cũng là một kiểu tu dưỡng của đời người. (Ảnh minh họa)

Thư nhất: “Lười” động khẩu - Ít nghị luận

Hãy ngồi tĩnh lại và suy nghĩ, rằng trong cuộc sống, bản thân có thường hay dị nghị về người khác hay không.

Rất nhiều lúc, những lời dị nghị và bàn luận của bản thân về người khác sẽ mang lại những mâu thuẫn cũng như hậu quả nghiêm trọng, rất nhiều mâu thuẫn và xung đột là do những lời thị phi thêu dệt nên.

Người xưa nói, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nhất, bởi vậy “trước khi nói thì hãy động não suy nghĩ thật kĩ, uốn lưỡi 7 lần”, bởi rất có thể lời bạn buông ra lúc nóng giận sẽ vô tình làm ai đó tổn thương, thậm chí là vết thương khó lành nổi. Bởi vậy, hãy quản tốt cái miệng của mình.

Nói chuyện cũng là một môn nghệ thuật, bởi cũng cần phải có đối tượng nghe thích hợp, ngữ khí phải phù hợp với hoàn cảnh, không được tùy tiện nói xấu hoặc bàn tán, nghị dị sau lưng người khác. Lời nói sáo rỗng, dị nghị và tầm xàm, thể hiện rằng, bản thân là người thiếu tu dưỡng.

Thứ hai: “Lười” động não – Ít so đo, tính toán

Mọi sự phiền não trong quá khứ, cứ để gió cuốn đi, đừng so đo tính toán làm gì để lòng thêm nặng nề.

Cuộc sống còn biết bao nhiêu lo toan và phiền não, suy nghĩ và tính toán quá nhiều sẽ khiến cuộc sống trở nên mệt mỏi.

Thường thì, phiền não đều tự bản thân tìm đến, nó giống như một cái cây đứng sừng sững ở sa mạc, rất nổi bật, khi bạn quá để tâm về những rắc rối, những chuyện không vui đó, vậy thì cuộc sống của bạn sẽ phải xoay quanh nó.

“Lười” phải động não, cũng không đồng nghĩa là bản thân không suy nghĩ để sáng tạo gì cả, mà là bớt suy nghĩ về những chuyện không vui trong quá khứ, bớt vướng bận về những bộn bề ngổn ngang của cuộc sống xung quanh.

Thứ ba: “Lười” động tay - Ít chỉ huy người khác

Có người nói rằng: Trên đời này chỉ có 2 chuyện – Một liên quan đến bạn, một liên quan đến tôi. Làm người thì đôi khi cũng cần “lười” để tâm vào chuyện của người khác một chút, hãy quản cho tốt việc của bản thân, và bớt ra tay chỉ huy việc của người khác.

Tùy tiện chỉ trỏ và chỉ huy người khác là điều khiến những người xung quanh cảm thấy khó chịu nhất, chúng ta là người ngoài, không có quyền “chỉ huy” và can thiệp quá sâu vào cuộc sống của người khác, chỉ có thể khuyến thiện và khuyên bảo họ làm những việc tốt.

Trong cuộc sống hôn nhân gia đình, đừng nên lún sâu vào cuộc sống của con cái và vợ/chồng, bởi ai cũng cần phải có không gian riêng, cuộc sống gia đình như vậy mới có thể ngày càng hòa thuận, dung hòa hơn.

Đôi khi, khoảng cách sẽ tạo nên sự mỹ hảo và nhung nhớ, giữa người với người là những cá thể độc lập. Đôi khi, xa nhau một chút mới có thể ít xảy ra va chạm, xung đột, không thể tạo nên những tổn thương lớn.

“Lười” là một kiểu trí huệ, cũng là một kiểu sống đạm bạc, cũng là sự tu dưỡng của kiếp nhân sinh.