Lá tía tô được sử dụng nhiều làm gia vị trong các món ăn. Ngoài ra, nhiều người cũng dùng nó để đun nước uống. Nhìn chung, nước lá tía tô mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng không phải ai cũng nên sử dụng loại đồ uống này.
Lợi ích của nước lá tía tô đối với cơ thể con người
- Làm đẹp da
Lá tía tô chứa hoạt chất priseril mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Nó giúp loại bỏ tế bào chết trên da, giúp cải thiện sắc tố da. Ngoài ra, loại lá này còn chứa nhiều vitamin E giúp chống lão hóa, tăng cường độ ẩm cho da. Sử dụng lá tía tô một cách hợp lý sẽ giúp da sáng, đều màu và mịn màng hơn.
Bên cạnh đó, người bị mẩn ngứa, da nổi mề đay có thể sử dụng nước lá tía tô để làm giảm khó chịu.
- Bảo vệ tim mạch và hệ thần kinh
Các nghiên cứu chỉ ra rằng chiết xuất thu được từ lá tía tô các tác dụng ngăn cản phản ứng dị ứng. Ngoài ra, loại lá này có lượng omage-3 khá cao. Chất này giúp chống oxy hóa, chống viêm và là nguồn năng lượng cho não bộ, mang lại lợi ích cho việc tăng cường chức năng nhận lức, giảm nguy cơ mất trí nhớ do tuổi tác gây ra.
Bên cạnh đó, omega-3 cũng là chất dinh dưỡng quan trọng có tác dụng hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
- Tốt cho hệ tiêu hóa
Sử dụng lá tía tô có thể giúp giảm khó chịu ở hệ tiêu hóa. Loại lá này có lợi cho người bị táo bón nhẹ, bị trào ngược dạ dày.
- Tốt cho người bị bệnh gout
Nghiên cứu chỉ ra rằng lá tía tô có chứa 4 hoạt chất có thể làm giảm enzym xanthin oxidase. Điều này có lợi cho người bị bệnh gout do xanthin oxidase chính là một trong những tác nhân hình thành axit uric và dẫn tới căn bệnh này.
- Trị cảm cúm, cảm lạnh
Theo y học cổ truyền, lá tía tô có vị cay nồng, tính ấm, giúp gảm ho, thông phổi, trị các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh, phong hàn, chán ăn. Ngoài ra, loại lá này cũng được dùng trong các bài thuốc trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa với các biểu hiện như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng.

Người không nên uống nước lá tía tô
- Người đang bị cảm nóng
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, Lương y Trần Đăng Tài, Phó Chủ tịch Hội Đông y Thị xã Thái Hoà - Nghệ An cho biết, lá tía tô có vị cay, tính ấm. Vì vậy, những người đang bị cảm nóng không nên sử dụng món ăn, nước uống có chứa loại lá này để tránh làm cơ thể thêm khó chịu, bức bối.
- Người bị cao huyết áp
Người bị cao huyết áp cũng không nên uống nước lá tía tô thường xuyên, ăn quá nhiều lá tía tô bởi loại lá này có thể làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch. Uống nhiều nước lá tía tô có thể gây ra tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
- Người bị rối loạn tiêu hóa
Những người đang gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa với biểu hiện đi ngoài phân lỏng không nên sử dụng nhiều lá tía tô. Loại lá này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn do nó có tác dụng kích thích nhu động ruột.
Ngoài ra, cơ thể thường rơi vào trạng thái mất cân bằng điện giải do đi ngoài kéo dài. Sử dụng lá tía tô không cẩn thận sẽ càng làm bệnh nặng hơn, khó kiểm soát.
Ngoài các trường hợp nêu trên, phụ nữ có thai và đang cho con bú cũng không nên sử dụng nhiều lá tía to. Loại lá ngày được biết đến với các công dụng như giảm buồn nôn, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe. Mặc dù loại lá này mang lại nhiều lợi ích nhưng không phải thứ mà phụ nữ mang thai và cho con bú nên dùng. Nguyên nhân là do một số nghiên cứu chỉ ră rằng các hợp chất trong lá tía tô có thể gây ra rối loạn nội tiết tố, thậm chí gây co bóp tử cung dễ dẫn tới sinh non.
Những thông tin trên đây đã trả lời cho câu hỏi "Người bị bệnh gì không nên uống nước lá tía tô". Nếu bạn thuộc một trong những nhóm người này, tốt nhất nên hạn chế sử dụng nước lá tía tô, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng lá tía tô như thế nào cho an toàn.