Ngôi chùa nào lâu đời nhất Việt Nam? Nằm ngay gần Hà Nội mà nhiều người không biết

Từ Bắc chí Nam, đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp những ngôi chùa cổ kính, linh thiêng. Vậy ngôi chùa nào ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, bạn có biết?

Ngôi chùa cổ nhất Việt Nam

Chùa Dâu tọa lạc tại địa chỉ xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một trong những địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn ngay gần Hà Nội.

Ngôi chùa này còn được biết đến với rất nhiều tên gọi khác như Pháp Vân Tứ, Duyên Ứng Tự, Cổ Châu Tự hay Thiền Định Tự. Được biết, ngôi chùa này chính là trung tâm của thành cổ Luy Lâu từ thế kỷ thứ hai sau Công nguyên. Chùa Dâu là công trình văn hóa tín ngưỡng lưu giữ giá trị lịch sử về văn hóa hết sức lớn lao và sâu sắc, bao gồm cả giá trị lịch sử văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng cũng như kiến trúc nghệ thuật. Năm 2013, chùa Dâu đã được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Chùa Dâu tọa lạc tại địa chỉ xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Chùa Dâu tọa lạc tại địa chỉ xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Quá trình hình thành, phát triển và tồn tại của chùa Dâu gắn bó mật thiết với lịch sử phát triển của nước Việt. Cùng với một số chùa lân cận, chùa Dâu đã tạo nên một trung tâm Phật giáo lớn nhất của Việt Nam và trong khu vực. Đây là trung tâm Phật giáo được hình thành còn sớm hơn cả hai trung tâm Phật giáo nổi tiếng của Trung Quốc ở thời kỳ nhà Hán là Bành Thành và Lạc Dương. Rất nhiều đại sư danh tiếng thời xưa đã từng tu hành, trụ trì ở chùa Dâu bao gồm; Mâu Bác ở trong thế kỷ II, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương ở thế kỷ III và Thiển sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở trong thế kỷ VI.

Chùa Dâu còn là ngôi chùa Cả trong hệ thống chùa thờ Tứ Pháp. Trong đó chùa Dâu thờ Thần Mây (Pháp Vân), chùa Thành Đạo thì thờ Thần Mưa (Pháp Vũ), chùa Phi Tướng thờ Thần Sấm (Pháp Lôi), trong khi đó chùa Phương Quan thờ các lực lượng thiên nhiên của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và đây cũng là sự biểu hiện của cả tục thờ Mẫu, một tôn giáo bản địa thuần Việt. Chùa còn thờ "Đức Thạnh Quang" chính là biểu tượng của thần SiVa trong Ấn Độ giáo.

Như vậy, chùa Dâu đã dung hội và cải tiến một cách điển hình các tín ngưỡng, tôn giáo bản địa với những tôn giáo lớn trong khu vực nhưng chùa vẫn mang đậm đà bản sắc dân tộc. Hội Dâu tổ chức hàng năm vào ngày 8 tháng 4 m lịch, đây là lễ hội lớn của cả tổng Dâu xưa với những nét văn hóa truyền thống độc đáo vẫn được duy trì.

Quá trình hình thành và tồn tại của chùa Dâu

Chùa Dâu được xây dựng trong một quãng thời gian dài bắt đầu từ những năm 187 cho đến năm 226 mới có thể hoàn thành

Chùa Dâu được xây dựng trong một quãng thời gian dài bắt đầu từ những năm 187 cho đến năm 226 mới có thể hoàn thành

Chùa Dâu được xây dựng trong một quãng thời gian dài bắt đầu từ những năm 187 cho đến năm 226 mới có thể hoàn thành. Nếu tính từ mốc thời gian thì ngôi chùa này đã có ngót nghét gần 1800 năm tuổi. Chính vì thế, ngôi chùa này hiện đang giữ kỷ lục là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam và nơi đây cũng được mọi người coi là trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta. Vào năm 2013, chùa đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia.

Trải qua trường kỳ lịch sử, chùa Dâu cũng đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đại tu toàn bộ hạng mục công trình. Trong đó phải kể đến việc tu sửa tháp Hòa Phong, sơn thếp hệ thống tượng, khôi phục Tam quan và giải phóng mặt bằng phía trước chùa để kè hồ cũng như việc xây dựng tường bao bảo vệ di tích.

Có thể nói ngôi chùa cổ này đã từng trải qua rất nhiều những thăng trầm của lịch sử, với sự tàn phá của chiến tranh và sự bào mòn của thời gian. Thế nhưng những giá trị về mặt tâm linh, văn hóa của ngôi chùa này hiện vẫn còn được giữ gìn rất nguyên vẹn.