Nên vứt giấy vệ sinh vào bồn cầu hay thùng rác? Rất nhiều người làm sai làm bồn cầu có mùi hôi

Một số người có thói quen vứt giấy vệ sinh sau khi dùng vào thùng rác. Một số khác lại lựa chọn vứt chúng vào bồn cầu và xả nước. Vậy cách xử lý nào sẽ tốt hơn?

Một số người có thói quen vứt giấy vệ sinh sau khi dùng vào thùng rác. Một số khác lại lựa chọn vứt chúng vào bồn cầu và xả nước. Vậy cách xử lý nào sẽ tốt hơn?

Tại sao người Nhật thường không vứt giấy vệ sinh vào thùng rác?

Như chúng ta đã biết, bề mặt giấy vệ sinh mà con người đã sử dụng sẽ sinh ra rất nhiều vi khuẩn. Đặc biệt trong phòng tắm lại là môi trường ấm áp và ẩm ướt, tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn và dễ lan rộng đến mọi ngóc ngách trong phòng tắm.

Nếu lâu ngày không đổ rác, nhà tắm vì thế sẽ bốc mùi khó chịu, ảnh hưởng đến toàn bộ không khí trong nhà và sức khỏe con người.

Nếu lâu ngày không đổ rác, nhà tắm vì thế sẽ bốc mùi khó chịu, ảnh hưởng đến toàn bộ không khí trong nhà và sức khỏe con người.

Hầu hết mọi người đều có thói quen đợi cho đến khi giấy thải trong thùng rác được tích tụ đến một mức nhất định rồi mới dọn đi. Nếu giấy vệ sinh được chất trong thùng trong thời gian dài, số lượng vi khuẩn sẽ nhân lên nhanh chóng ngay cả khi thùng rác có nắp đậy. Từ đó, vi khuẩn lây nhiễm vào các đồ dùng như khăn tắm, bàn chải đánh răng và các vật dụng sạch khác trong phòng tắm. Ngoài ra, nếu lâu ngày không đổ rác, nhà tắm vì thế sẽ bốc mùi khó chịu, ảnh hưởng đến toàn bộ không khí trong nhà và sức khỏe con người.

Như vậy có thể thấy rằng việc vứt giấy vệ sinh đã qua sử dụng vào thùng rác có hại ở mức độ nhất định với sức khoẻ con người. Đó là lý do người Nhật có chủ trương vứt giấy vệ sinh vào bồn cầu.

Vứt giấy vệ sinh vào bồn cầu sẽ không dẫn đến hiện tượng bị tắc?

Ngày nay, hầu hết các tòa nhà dân cư đều sử dụng ống thoát nước PVC, không dễ bị rỉ sét hoặc tạo cặn và lực xả của bồn cầu tăng dần.

Theo phương pháp xả, nhà vệ sinh hiện nay được chia thành hai loại: xả trực tiếp và siphon. Trong số đó, đường ống siphon thường dài và mỏng, đường kính ống trong khoảng 5-6 cm, độ dốc của thành bể cũng nhẹ nhàng và thoải mái, rất tốt khi sử dụng. Trong khi đó, đường ống của bồn cầu xả trực tiếp ngắn và dày, có đường kính khoảng 9 đến 10 cm. Nó có thể dễ dàng xả được các vật lạ trong bồn cầu bằng cách sử dụng gia tốc trọng lực của nước và không dễ gì gây tắc nghẽn nhưng tiếng xả nước đặc biệt ồn ào.

Nếu bạn đang sử dụng giấy lụa thì không nên vứt vào bồn cầu, vì khó hòa tan, dễ gây tắc nghẽn cống, rất phiền phức.

Nếu bạn đang sử dụng giấy lụa thì không nên vứt vào bồn cầu, vì khó hòa tan, dễ gây tắc nghẽn cống, rất phiền phức.

Ngoài hiệu quả xả bồn cầu tốt thì chất liệu của giấy vệ sinh cũng rất quan trọng. Cách đây hàng chục năm, khi giấy vệ sinh như hiện nay chưa phổ biến, hầu hết người dân đều sử dụng giấy báo hoặc giấy gai khi đi vệ sinh. Những loại giấy này rất thô và không dễ bị nước hòa tan nên một khi rơi vào bồn cầu sẽ gây tắc nghẽn cống.

Ngày nay, người ta đã sản xuất được các loại giấy vệ sinh thích hợp với việc dễ dàng hoà tan trong bồn cầu mà vẫn đảm bảo được độ dai, bền, mịn khi sử dụng. Giấy vệ sinh thông thường sẽ không cần độ bền ướt mạnh mà bắt buộc phải có khả năng “phân tán” cao. Điều đó có nghĩa là cho vào dụng cụ để kiểm tra khả năng phân tán, nếu sau 40 giây xuất hiện một hoặc nhiều mảnh vụn thì được coi là giấy vệ sinh tốt, đảm bảo, có khả năng phân tán, để có đủ tiêu chuẩn giấy vệ sinh.

Lý do khiến người Nhật vứt giấy vệ sinh đã qua sử dụng vào trong bồn cầu mà không gây tắc nghẽn là vì giấy vệ sinh họ sử dụng đảm bảo chất lượng, có thể tan trong nước, dễ dàng bị dòng nước cuốn trôi. Nếu bạn đang sử dụng giấy lụa thì không nên vứt vào bồn cầu, vì khó hòa tan, dễ gây tắc nghẽn cống, rất phiền phức.