Giữa người với người trong xa hội là những mối quan hệ phức tạp. Làm thế nào để hiểu chính xác suy nghĩ của nhau đã trở thành một kỹ năng mà mọi người cần phải học để giao tiếp đạt hiệu quả tốt nhất là lấy được lòng người.
Dưới đây 3 quy tắc vàng trong giao tiếp đáng được chúng ta ghi nhớ và thực hành suốt cuộc đời để đạt được hiệu quả tốt nhất trong cuộc sống:
1. Không nói nhiều, hãy nói chính xác
Khi giao tiếp không cần bạn phải nói nhiều, nhưng mục đích giao tiếp phải rõ ràng và để đạt hiệu quả, bạn cần nói đủ và chính xác.
Trong quá trình giao tiếp, chúng ta cần lắng nghe để hiểu một cách cẩn thận những nhu cầu của đối phương, hiểu cá tính, tính cách của đối phương, hiểu cả những điểm yếu của đối phương để đưa ra phản hồi phù hợp.
Chỉ bằng cách sử dụng ngôn ngữ chính xác để diễn đạt những gì bên kia muốn nghe, chúng ta mới có thể thực sự gây ấn tượng và giành được sự công nhận, cũng như sự tôn trọng của họ.
Nói cách khác, chỉ khi bạn nói điều gì đó có ý nghĩa thì mới chiếm được cảm tình của mọi người. Độ chính xác trong ngôn ngữ của bạn quyết định trực tiếp đến danh tiếng, súc hút và sức ảnh hưởng của bạn.
2. Cởi mở và sáng suốt
Muốn nhận được sự tôn trọng thì phải có tư tưởng cởi mở và sáng suốt trong ứng nhân xử thế. Quả thật.
Sáng suốt trong giao tiếp không phải là một kiến thức cao siêu mà là một cái nhìn sâu sắc và rõ ràng.
Sự sáng suốt còn thể hiện ở chỗ, khi tính đến nhu cầu và lợi ích của bản thân nhưng không làm tổn hại đến lợi ích của người khác thì chúng ta mới có thể hòa hợp tốt hơn với họ.
Để giữ cho đầu óc minh mẫn nhưng không cao xa tách biệt, chúng ta cần học cách suy nghĩ các vấn đề từ nhiều góc độ, cần đối xử tử tế và không quên chú ý đến cảm xúc và quyền lợi của đối phương.
Những mối quan hệ chân chính tốt đẹp không đòi hỏi phải nhìn lên mà là nhìn nhau.
3. Hiểu đối phương, nhưng không có nghĩa là gần gũi và thân thiết
Hầu hết mọi người đều lầm tưởng rằng trong các mối quan hệ giữa các cá nhân, việc gần gũi với người khác là điều khôn ngoan. Tuy nhiên, điều thực sự quan trọng là chúng ta hiểu người khác đến mức nào.
Hãy tìm hiểu thế giới nội tâm của đối phương để hiểu về họ. Chỉ khi hiểu rõ người khác, chúng ta mới có thể đoán trước được nhu cầu của họ để hỗ trợ hoặc đáp ứng hợp lý.
Duy trì sự tương tác tốt với người khác không chỉ đòi hỏi bạn phải thiết lập một nền tảng cảm xúc nhất định giữa hai phía, xây dựng một cầu nối giao tiếp hiệu quả hơn và cho phép sự giao tiếp không chỉ nằm trên bề mặt, mà đạt được sự thấu hiểu, đồng cảm với nhau.
Điều mà trái tim con người cần là sự hiểu biết ngầm thực sự chứ không chỉ là sự gần gũi giả tạo. Chỉ trên cơ sở tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, chúng ta mới có thể đưa mọi người đến gần nhau hơn và duy trì sự gần gũi lâu dài.