Lý do khiến lá sung có nốt sần: Ăn loại lá này có sao không?

Việc lá sung có nốt sần không phải hiện tượng hiếm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết lý do khiến phần lá có sự biến đổi lạ này.

Nguyên nhân khiến lá sung có nhiều nốt sần

Lá sung có nốt sần không phải hiện tượng hiếm gặp. Nó được gọi là lá sung có tật, sung vú, sung có. Nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện của các nốt sần này là do loài sâu ký sinh P.syllidae. Tuy nhiên, con sâu đã bỏ đi rất lâu trước khi những nốt này phồng to. Thông thường, phía trong các nốt này không có trứng hoặc sâu ký sinh; rất hiếm trường hợp bên trong nốt có chứa trứng sâu.

Theo Đông y, lá sung có nốt sần được đánh giá là tốt hơn là bình thường, tác dụng trị bệnh gan, nhức đầu, có thể dùng làm thuốc bổ cho người ốm...

Nốt sần chỉ xuất hiện ở những lá mới mọc từ chồi. Nếu lá đã già mới bị tấn công thì rất hiệm khi xuất hiện nốt sần. Hiện tượng nổi nốt sần trên lá sung cũng tương tự như phản ứng nồi mề day trên da của con người khi bị dị ứng.

Cần phải lưu ý rằng, nếu nốt sần mang màu sắc khác biệt như đỏ cam và có thể dễ dàng gỡ ra khỏi lá thì tuyệt đối không nên sử dụng. Đó đích thị là trứng côn trùng.

Lá sung nổi nốt sần là hiện tượng phổ biến.

Lá sung nổi nốt sần là hiện tượng phổ biến.

Ăn loại lá này có sao không?

Lá sung có nốt sần được đánh giá là tốt hơn lá sung thường theo quan điểm của Đông y. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại lá này như bình thường. Tuy nhiên, trước khi ăn, cần phải ngâm rửa lá thật kỹ. Nếu cảm thấy không yên tâm, tốt nhất vẫn nên chọn những lá lành lặn để sử dụng.

Lá sung có lượng chất xơ lớn, có tác dụng tốt trong việc tạo cảm giác no, hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho những người muốn kiểm soát cân nặng. Ngoài ra, lá sung và nhựa mủ sung tự nhiên được đánh giá là có hoạt tính kháng u, giúp ngăn các tế bào K ruột kết, K tuyến vú, cổ tư cung và gan... Bên cạnh đó, loại lá này cũng giúp cải tiện huyết áp, mỡ máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Lá sung nấu chín không có vị đặc biệt, đôi khi còn bị xơ, khó ăn nên thông thường, người ta chỉ dùng lá sung sống để ăn kèm các món như nem thính, nem chua, nem nắm. Lá sung sống có vị bùi, hơi chát nhẹ, ngọt, dùng kèm cùng các loại lá như ổi, đinh lăng cùng với các loại nem và nước chấm tỏi ớt chua cay mang lại cảm giác ngon miệng, giải ngấy.