Lau dọn bàn thờ cuối năm đừng dọn linh tinh: Phải thực hiện như này mới đúng cách

Lau dọn bàn thờ là một trong những công việc rất quan trọng trong việc đón chào năm mới của mỗi gia đình. Vậy làm thế nào mới đúng cách?

Hướng dẫn cách dọn bàn thờ cuối năm đúng chuẩn

Khác với những khu vực khác ở trong nhà, ban thờ là một nơi linh thiêng nên cần có quy trình dọn dẹp, lau chùi riêng vào mỗi dịp cuối năm. Chọn thời điểm phù hợp và trình tự hợp lý là điều cần lưu ý.

Nhiều người cho rằng, nên làm việc dọn dẹp ban thờ vào những ngày ông Táo lên trời, tức sau lễ cúng 23 tháng Chạp. Theo quan niệm dân gian, đây chính là lúc ông Táo vắng mặt nên việc lau dọn sẽ không làm phiền đến ngài. Một số ý kiến khác lại cho rằng, lễ tiễn ông Công ông Táo chầu trời là bắt đầu chuỗi nghi lễ thờ cúng cuối năm Âm lịch nên việc lau dọn bàn thờ phải được tiến hành khi chuẩn bị cho lễ cúng này, thường là sẽ vào buổi sáng 23 tháng Chạp.

Thực tế, lau dọn bàn thờ cuối năm vào ngày nào tùy quan niệm, thói quen của từng gia đình hoặc phụ thuộc tập quán của địa phương và sẽ không có "quy định" thống nhất. Nếu lau dọn bàn thờ sau ngày 23 tháng Chạp, bạn nên lưu ý hoàn thành công việc này vào trước lễ cúng tất niên. Đây là một lễ cúng quan trọng, gần như ngay sau đó là ngày lễ cúng giao thừa, cúng ngày Nguyên đán....vì thế bàn thờ cần phải ở trạng thái sạch sẽ, được bày biện đầy đủ.

cdn.eva.vn-upload-1-2024-images-2024-01-17-_nen-bao-sai-ban-tho-don-tet-vao-ngay-nao-3-luu-y-khi-bao-sai-ban-tho-de-nhan-nhieu-loc-vao-nam-2024-90-1705490757-623-width780height488

Theo các nhà phong thủy, việc lau dọn bàn thờ cần nên thực hiện thường xuyên để duy trì sự linh thiêng và sạch sẽ của cả không gian thờ cúng, để tạo ra được môi trường có năng lượng tích cực, không nhất thiết sẽ phải đợi đến cuối năm hay ngày cúng ông Táo.

Để đảm bảo sự thành kính, trước khi bắt đầu tiến hành dọn ban thờ, gia chủ cần tắm rửa và thay quần áo sạch sẽ, thắp một nén hương báo cáo với các thần linh và gia tiên xin phép để lau dọn bàn thờ chuẩn bị tiễn năm cũ, đón năm mới.

Sau khi hương tàn, gia chủ sẽ tiến hành lau từ trên cao xuống thấp. Khi lau các bức tượng, bạn nên dùng khăn mềm để tránh làm xước hoặc bay màu sơn. Tượng bằng đồng thì không nên được lau rửa bằng rượu, cồn hoặc các hóa chất để tránh tình trạng ôxy hóa thành màu xanh hoặc bị nhanh xỉn.

Bạn cũng cần bỏ hoặc thay hoa đã héo, tàn; thay nước ở các bình hoa và nước cúng. Ngoài ra, cần thay chum gạo muối (nếu có).

Sau khi lau dọn xong, bạn hãy đặt lại đồ thờ lên ban thờ, thắp hương khấn xin thỉnh các vị thần linh, gia tiên trở về, báo cáo đã xong việc.

Một số lưu ý khi lau dọn bàn thờ cuối năm

Don_dep_ban_tho_than_tai_cuoi_nam_thumb_1bf6a33947

Khi lau dọn bàn thờ cuối năm, bạn cần phải nhớ các nguyên tắc sau:

- Tránh làm đổ vỡ: Việc làm vỡ đồ thờ cúng được đặt trên bàn thờ là một điều cấm kỵ, xui xẻo. Vì thế, khi thực hiện công việc này, gia chủ cần phải giữ gìn các vật dụng cẩn thận thể hiện sự trang nghiêm, thành kính đối với các vị gia tiên, thần linh.

- Không xê dịch bát hương: Bát hương rất linh thiêng, là nơi hội tụ của tâm thức, sợi dây vô hình liên kết cõi trần với cõi âm. Việc di chuyển bát hương tùy tiện sẽ có thể làm đứt sợi dây liên kết ấy, khiến cho lòng thành không được chứng giám.

- Không bỏ hết chân hương hay đem dốc hết tro: Theo quan niệm phong thủy, việc rút hết chân hương rồi đổ hết tro ra ngoài vừa sẽ làm xê dịch bát hương, vừa gây “tán tài”. Cách làm đúng đó là một tay giữ bát hương, một tay nhẹ nhàng từ từ rút các chân hương để không làm tung tóe tro. Cần để lại một ít chân hương theo số lẻ như: 3, 5, 7, 9.

- Dùng khăn, chổi riêng để vệ sinh khu vực thờ cúng.