Lang băm tiết lộ bí mật động trời của Từ Hi Thái hậu

Biết được bí mật động trời của Từ Hi Thái hậu, nhiều ngự y của triều đình nhà Thanh phải "rơi đầu" vì nói ra sự thật.

Từ Hi Thái hậu là một nhân vật cực kỳ quan trọng trong những năm cuối của triều đại nhà Thanh. Bà nhập cung năm 1852 và nhanh chóng tính toán cho con đường chính trị sau này của mình. Đến năm Hàm Phong thứ 6, bà sinh hạ hoàng tử, sau này chính là Hoàng đế Đồng Trị. 

Năm 1861, Hàm Phong đế qua đời, kể từ đó, Từ Hi và Từ An Thái hậu cùng nhau nhiếp chính. Nhà Thanh bước vào thời kỳ tạm ổn định nhưng nó không kéo dài bao lâu. Vào tháng 1/1875, Đồng Trị đế qua đời vì bệnh tật. Từ Hi đưa cháu trai của mình là Ái Tân Giác La Tái Điềm, 4 tuổi lên làm hoàng đế, đổi niên hiệu thành Quang Tự. Các thái hậu ở 2 cung một lần nữa ngồi sau rèm nhiếp chính. Từ Hi có thể được coi là nhân vật có ảnh hưởng vào cuối triều đại nhà Thanh. Bà mất chồng từ khi còn trẻ và có nhiều mối quan hệ ngoài luồng được các học giả đời sau nghiên cứu.

tu-hi-bi-benh-la-1-1679912690.jpg
Từ Hi có thể được coi là nhân vật có ảnh hưởng vào cuối triều đại nhà Thanh.

Thời Quang Tự, Từ Hi Thái hậu nắm quyền mấy chục năm, hoàng đế chỉ là con rối, một tay che trời, không ai quản nổi. Bà rất chú trọng đến việc bảo dưỡng nhan sắc. Theo ghi chép của sử sách, Từ Hi đã uống sữa người gần 50 năm để giữ gìn nét xuân. Cơ thể bà nhờ vậy mà luôn khỏe mạnh một cách tự nhiên. Tuy nhiên, một ngày nọ, thái hậu thấy buồn nôn khi ngửi thấy mùi đồ ăn. Những ngày sau đó, triệu chứng càng nặng hơn.

Từ Hi ra lệnh cho thái y đến bắt mạch. Lúc đó, các thái y nói bà đã có thai. Điều này khiến thái hậu vô cùng tức giận, ra lệnh giết tất cả các ngự y.

tu-hi-bi-benh-la-2-1679912690.jpg
Từ Hi đã uống sữa người gần 50 năm để giữ gìn nét xuân

Khi người trong cung hết cách, hoàng đế phải tìm người ngoài cung, thông thạo y học đến trị bệnh cho thái hậu. Lúc này, có người tiến cử danh y Tiết Phúc Thần, nức tiếng chốn dân gian vào chẩn bệnh cho Từ Hi. Ngoài giỏi chuyên môn, vị danh y này còn biết được các quy tắc trong cung, giỏi đoán ý người khác. Sau khi chẩn mạch, ông biết rằng Từ Hi thật sự đã có thai nhưng những thái y khác vì nói ra sự thật nên đã mất mạng. Cuối cùng, Tiết Phúc Thần đã nghĩ ra một lý do khiến thái hậu mát lòng: Bà đổ bệnh do lo nghĩ việc nước, lao lực quá độ, khí huyết không thông, tắc nghẽn trong bụng.

Lời chẩn bệnh này của Tiết Phúc Thần khiến Từ Hi thở phào nhẹ nhõm. Bà ra lệnh cho ông kê đơn điều trị. Nhưng Tiết Phúc Thần biết nếu ông kê thuốc phá thai cho thái hậu bây giờ và đưa cho người trong cung đi sắc thuốc thì mọi chuyện bại lộ. Do đó, danh y này đành nói dối rằng mình có một phương thuốc bí truyền, không thể để lộ ra ngoài. Nếu thái hậu tin tưởng thì ông sẽ đưa sẵn thuốc cho uống. Làm theo lời Tiết Phúc Thần, rất nhanh sau đó Từ Hi đã sảy thai ngoài ý muốn và "khỏi bệnh".

tu-hi-bi-benh-la-3-1679912690.jpg
Từ Hi từng trảm rất nhiều thái y trong cung vì một "căn bệnh lạ".

Chẳng mấy chốc, "căn bệnh lạ" của Từ Hi Thái hậu được chữa khỏi, hoàng đế muốn giữ ông ở lại làm ngự y. Tuy nhiên, Tiết Phúc Thần biết rõ con người Từ Hi tàn độc, nhất định sẽ giết người diệt khẩu nên đã âm thầm về quê ngay trong đêm. Về đến nhà, Tiết Phúc Thần bảo người nhà giả tổ chức đại tang cho mình. Quả nhiên, Từ Hi sai sát thủ tìm tới tận nơi thì thấy cảnh Tiết gia đang khóc lóc đau thương. Đến lúc đó, danh y này mới bình yên vô sự.

Đến khi Từ Hi qua đời thì câu chuyện này mới được Wen Tingshi tiết lộ và ghi lại. Tất nhiên, chuyện này cùng với những mối tình ngoài luồng của Từ Hi Thái hậu không được ghi vào chính sử. Người đời sau chỉ có thể được nghe kể lại hoặc tìm hiểu qua các nguồn tài liệu khác.