3 việc ở đây là những gì, ẩn ý sau câu răn dạy của người xưa có gì sâu sắc mà khiến người đời tâm đắc đến thế?
3 việc làm sau không được phép đâm đầu vào khi đang trắng tay, không có tiền trong túi chính là:
1. Việc làm ăn lớn
“Làm sao có nhiều tiền?”, “Cách kiếm tiền nhanh nhất là gì?”... hầu hết ai trong chúng ta cũng từng nảy sinh câu hỏi này trong đầu. Kiếm tiền nhanh, kiếm tiền nhiều thì ai chẳng muốn, nhưng chuyện đó đâu dễ dàng.
Nhiều người khi bế tắc là sẽ “tất tay” ném hết số tiền đang có, thậm chí đi vay mượn để làm ăn lớn với lý tưởng “được ăn cả, ngã về không”.
Cuộc sống vốn phũ phàng, số người “được ăn cả” thì chắc đếm trên đầu ngón tay, còn người “ngã về không” thì nhan nhản. Gặp khó khăn, mấy ai đủ tỉnh táo để tính toán hết những rủi ro có thể xảy ra đâu nên tiếp tục thất bại là điều dễ hiểu.
Người xưa có câu “tham thì thâm”, vậy nên hãy biết sức của mình ở đâu để cố gắng thay vì cứ mãi tham lam, hão huyền.
Năng nhặt thì chặt bị, hãy bắt đầu từ những phi vụ làm ăn nhỏ rồi dần dần tích cóp, với những kinh nghiệm, kỹ năng được tích lũy thì sau này nghĩ đến việc làm ăn lớn cũng chưa muộn.
2. Việc làm ăn phi pháp
Làm ăn phi pháp có lẽ là việc “hái ra tiền”, có khi còn chẳng tốt chút sức lực nào vẫn ôm về một mớ tiền. Thế nhưng, cái giá phải trả cũng không hề rẻ, có khi đánh mất cả cuộc đời vì rơi vào vòng lao lý.
Khi túng quẫn, người ta sẽ làm tất cả những gì có thể miễn sao có tiền, lúc ấy bị tiền che mờ mắt và chẳng phân biệt được đúng sai.
Nhiều người tự bao biện rằng, sẽ chỉ làm ăn phi pháp một lần rồi dừng lại. Nhưng rồi lại bị đồng tiền làm cho u mê, lần 1 lại có lần 2 và nhiều lần sau đó, khi thức tỉnh ra thì đã quá muộn.
Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát nên hãy nhớ kỹ rằng mọi việc mình làm đều phải trả giá, chỉ là sớm hay muộn thôi.
Khi khó khăn, túng thiếu chớ dại gì mà đâm đầu vào con đường làm ăn phi pháp, có khi phải đánh đổi cả tính mạng.
3. Việc hợp tác làm ăn
Những lời mời gọi đầu tư, hợp tác đến từ bạn bè, người thân, đối tác luôn rất hấp dẫn, toàn thấy những cái lợi cho bản thân mình. Thế nhưng hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi hợp tác làm ăn với ai đó, đặc biệt là khi bạn đang khó khăn.
Bạn tưởng là có người giơ tay ra cứu vớt bạn, nhưng có khi đó lại là bàn tay đang cố nhấn chìm bạn, thừa lúc nước đục thả câu để lừa lọc, móc tiền trong túi của bạn một cách công khai.
Có những phi vụ hợp tác làm ăn lúc đầu thì thuận lợi, suôn sẻ, nhưng về sau có nhiều bất đồng xảy ra, tranh chấp về tài sản, lợi ích… khi đó không những mất tiền mà còn mất cả niềm tin nữa.
Nếu có ý định hợp tác làm ăn với ai, kể cả người rất thân cận đi chăng nữa hãy hết sức đề phòng, nên có thỏa thuận rõ ràng, sòng phẳng trước khi bắt tay vào làm ăn cùng nhau để đôi bên cùng có lợi.