Hướng dẫn kiểm tra nợ xấu bằng Căn cước công dân đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện

Bạn hoàn toàn có thể kiểm tra tình hình tín dụng của mình bằng chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân để tránh khỏi những rắc rối không đáng có.

Một số người đi vay vốn mới biết mình nằm trong danh sách nợ xấu và rất khó tiếp cận được các khoản vay từ ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng khác. Bạn hoàn toàn có thể kiểm tra tình hình tín dụng của mình bằng chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân để tránh khỏi những rắc rối không đáng có.

Khái niệm nợ xấu

Nợ xấu được hiểu đơn giản là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ cho đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Cụ thể, nếu quá thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì người đó sẽ bị coi là nợ xấu.

Vậy nợ xấu bao lâu thì được xóa? Cụ thể, tại khoản 1 thuộc Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN quy định các thông tin tiêu cực về khách hàng vay. Họ chỉ được sử dụng để tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng trong thời gian tối đa 05 năm tính từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, sau 05 năm giải quyết nợ xấu, khách hàng mới có thể được tiếp tục vay vốn như đối với các trường hợp đi vay thông thường.

cach-kiem-tra-no-xau

Cách kiểm tra nợ xấu bằng giấy tờ tuỳ thân

Hiểu rõ tình hình tín dụng sẽ giúp bạn lựa chọn được gói vay có lãi suất phù hợp nhất. Kiểm tra nợ xấu sẽ giúp bạn lập được kế hoạch trả nợ một cách hiệu quả và xây dựng được một tương lai tài chính ổn định. Ngoài ra, việc kiểm tra nợ xấu cũng sẽ giúp khách hàng phát hiện ra việc mình liệu có bị đánh cắp, giả mạo thông tin để vay tiền hay không.

Để biết bản thân có rơi vào tình trạng nợ xấu hay không, bạn có thể sử dụng một trong các cách dưới đây để có thể kiểm tra tình trạng tín dụng của mình chỉ bằng CMND/CCCD:

+ Kiểm tra qua website trực tuyến của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC)

Bước 1: Truy cập vào trang web của CIC địa chỉ: https://cic.gov.vn

Bước 2: Đăng ký tài khoản mới hoặc đăng nhập nếu đã có tài khoản.

Bước 3: Nhập các thông tin cá nhân theo yêu cầu, bao gồm cả số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.

Bước 4: Hệ thống sẽ hiển thị báo cáo tín dụng của bạn, từ đó, bạn có thể biết được mình hiện có đang rơi vào nợ xấu hay không.

+ Kiểm tra tình hình tín dụng qua ứng dụng CIC Credit Connect

Bước 1: Tải ứng dụng CIC Credit Connect ở trên điện thoại di động.

Bước 2: Đăng ký và sau đó đăng nhập tài khoản.

Bước 3: Thực hiện các bước hoàn toàn tương tự như khi kiểm tra trên website.

+ Kiểm tra thông tin trực tiếp tại ngân hàng

Bước 1: Mang theo giấy tờ tuỳ thân như chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân đến bất kỳ một ngân hàng nào.

Bước 2: Yêu cầu nhân viên ngân hàng hỗ trợ bạn tiến hành kiểm tra thông tin tín dụng của bạn.

cach-kiem-tra-no-xau (11)

Một số lưu ý khi kiểm tra nợ xấu

+ Thông tin cá nhân chính xác:

Khi đăng ký hoặc nhập thông tin vào trang web hay phần mềm, bạn cần đảm bảo các thông tin cá nhân như họ tên, số chứng minh nhân dân, ngày sinh cần phải hoàn toàn chính xác.

+ Bảo mật thông tin:

Bạn cần lưu ý, tuyệt đối không chia sẻ thông tin đăng nhập tài khoản cho những người khác để tránh bị lợi dụng.

+ Cập nhật thông tin:

Nếu phát hiện thông tin trên báo cáo tín dụng trả về không chính xác, bạn cần liên hệ với CIC để yêu cầu được sửa chữa.

Ngan