Hậu cung dù có 3000 mỹ nữ, nhưng trọn đời Càn Long yêu nhất 1 người đắm say, đó là ai?

Càn Long nổi tiếng là vị vua đa tình, có rất nhiều cung tần mĩ nữ, tuy nhiên có 1 người được vị vua này yêu thương sâu đậm nhất.

Được Ung Chính chọn làm phúc tấn của Hoằng Lịch

Bà chính là Phú Sát Thị, xuất thân từ danh tộc Phú Sát Thị ở Sa Tế, thuộc Mãn Châu Tương Hoàng Kỳ, bà kém Càn Long một tuổi. Ông nội, cha và chú của bà đều là những quan chức quan trọng được các Hoàng đế Khang Hy, Ung Chính, Càn Long tín nhiệm trọng dụng. Bà xuất thân cao quý, tính nết dịu dàng, đoan trang.

Khi Phú Sát Thị lên chín tuổi, một hôm Ung Chính đột nhiên đến thăm và nhìn thấy cuốn kinh được chép trên bàn có khuôn hình của Âu Dương Tuân, có sự khoáng đạt của Liễu Công Quyền, bèn hỏi ai đã viết chúng. Cha của Phú Sát Thị trả lời: “Là ngu nữ tập viết chữ”.

Ung Chính yêu cầu tiểu cách cách tập viết chữ trước mặt mình. Tiểu cách cách suy nghĩ một chút rồi đề bút viết bài thơ ngũ ngôn tuyệt cú “Cổ Bắc Khẩu” của Hoàng đế Khang Hy: “Đoạn sơn du Cổ Bắc, Thạch bích khai tuấn viễn, Hình thắng cố nan bằng, Tại đức bất tại hiểm”.

Ung Chính hỏi bà, lẽ nào có thể hiểu được ý thơ của Thánh Tổ? Cách cách nói: “Sư phụ đã nói câu ‘ở hiền không gặp nguy’ xuất phát từ” Sử ký – Tiểu sử của Tôn Tử Ngô liệt truyện” Chỉ có hiểu rõ tu nhân tài đức mới có thể thống trị thiên hạ”. Sự thông minh của Phú Sát Thị đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Ung Chính.

Vì vậy, khi Phú Sát Thị đến tuổi 16 tham gia bát kỳ tuyển tú, bà đã được Hoàng đế Ung Chính chọn trúng, chỉ định làm phúc tấn của hoàng tử Hoằng Lịch. Vào thời điểm đó, Hoằng Lịch sớm được bí mật lập làm thái tử thừa kế ngai vàng, Ung Chính đang chọn một Hoàng hậu tương lai cho Hoằng Lịch. Với cái nhìn sâu sắc tinh tường của mình, ông đã chọn cho vương triều đại Thanh một vị Hoàng hậu tài đức bậc nhất.

Hậu cung dù có 3000 mỹ nữ, nhưng trọn đời Càn Long yêu nhất 1 người đắm say
Hậu cung dù có 3000 mỹ nữ, nhưng trọn đời Càn Long yêu nhất 1 người đắm say

Hậu cung có 3000 mỹ nữ, Càn Long yêu nhất chỉ mình nàng

Vốn là người hiền lành, thục đức, tính tình vô cùng đoan trang, giản dị và hơn hết trong suốt những năm tiếp nhận vị trí mẫu nghi thiên hạ, bà luôn làm tròn trách nhiệm của mình. Không chỉ tài năng trong việc quán xuyến hậu cung, bà còn là người phụ nữ cư xử hòa nhã, tốt bụng với các phi tần khác trong cung. Chính vì điều này, dù nổi tiếng đa tình, mỹ nhân vô số nhưng Càn Long luôn dành cho bà một tình yêu đặc biệt, một vị trí tôn trọng trong trái tim nhà vua.

Hoàng hậu Phú Sát Thị là người bạn tâm giao của Càn Long. Bà cùng Càn Long ngâm thơ, vẽ tranh, chèo thuyền và chơi đàn. Bà luôn kiên nhẫn lắng nghe tiếng lòng của Hoàng đế, bà hiểu Hoàng đế đang nghĩ gì và cố gắng hết sức giúp ông đạt được điều mình muốn, cùng ông chia sẻ vui buồn lo lắng, đôi lúc còn thay ông giải quyết những khó khăn.

Càn Long thường nghĩ về những cơn mưa đến các địa phương khác nhau. Gặp hạn hán, Phú Sát Thị lại cùng chồng lo lắng và cầu Thượng Thiên ban phúc. Mỗi khi gặp hạn, trời đổ mưa tuyết, hai vợ chồng hân hoan chia sẻ niềm vui cùng nhau.

Trong cuộc sống, Hoàng hậu cũng rất mực thương yêu Càn Long. Một lần, Hoàng đế Càn Long bị bệnh lở loét, cơ thể trở nên yếu ớt, thái y đã yêu cầu ông phải nghỉ ngơi trong 100 ngày. Hoàng hậu đích thân chăm sóc cho đến khi Hoàng đế hoàn toàn bình phục.

Hoàng đế Càn Long có rất nhiều phi tần, nhưng trong ba nghìn mỹ nữ, người mà ông yêu nhất chính là Hoàng hậu. Ông nói với Hoàng hậu: “Một ngày không thấy nàng dài như ba tháng”. Điều này có thể thấy, Càn Long đối với bà tình sâu nghĩa nặng không muốn rời xa.

Càn Long đề cao đạo hiếu, trong lúc Càn Long chịu tang, hoàng hậu thấu tình đạt lý đã làm tròn bổn phận của một người con.

Đối với thân mẫu Càn Long – Hoàng thái hậu Nữu Hỗ Lộc Thị, bà đối xử như mẹ ruột của mình. Thái hậu xuất thân khiêm tốn và có tính cách rất khác với bà, nhưng Hoàng hậu đối xử với mẹ chồng rất khiêm tốn và tôn trọng, không hề kiêu ngạo.

Công việc nội cung đều do Hoàng hậu chủ trì, Càn Long khen ngợi bà là người “Nặng nhẹ vừa vặn”, “đoan trang, đàng hoàng” khiến sáu cung trên dưới đều cảm kích vâng lời. Bà không bày mưu tính kế, chỉ lấy đức phục người, đối với thuộc hạ bình thản có lễ tiết, yêu thương, công bằng.

Bà đối xử với tất cả mọi người đều ôn nhu hòa nhã, nhờ có bà mà hậu cung yên bình, điều này đã giúp Càn Long cai quản thiên hạ mà không bị phân tâm. Càn Long tin rằng, ông kế nghiệp Tiên đế lâu dài được như vậy là nhờ có một phần công lao của Hoàng hậu, bèn xưng hiệu cho bà là: “Cổ kim hiền hậu”

Tuy sinh được cho vua Càn Long 2 vị hoàng tử nhưng cả 2 đều yểu mệnh. Tâm bệnh nặng nề khiến Phú Sát Hoàng Hậu không đủ sức khỏe để tiếp tục tại thế. Bà đã qua đời khi mới 37 tuổi. Ngoài việc đặt thụy hiệu cho bà, nhà vua còn tổ chức lễ truy điệu trở thành giai thoại trong lịch sử vương triều Đại Thanh.