Hành vi bị cấm khi dùng thẻ BHYT, mức phạt năm 2025 có thể lên tới 5 triệu đồng

Thẻ BHYT là giấy tờ quan trọng dành cho cá nhân để được hưởng lợi từ chính sách y tế của nhà nước. Nhưng chú ý không được phép dùng thẻ BHYT vào việc sau.

Thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) là giấy tờ được cấp riêng cho từng cá nhân khi tham gia BHYT theo quy định của pháp luật. Mỗi người chỉ có một mã số BHYT duy nhất và một thẻ duy nhất để sử dụng trong quá trình khám chữa bệnh. Tuy nhiên, hiện nay có tình trạng một số người mượn hoặc cho người khác mượn thẻ BHYT nhằm trục lợi quỹ BHYT, đây là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm.

Cho mượn, mượn thẻ BHYT sẽ bị thu hồi không?

Theo quy định, khi một người dùng thẻ BHYT của người khác để đi khám chữa bệnh và bị phát hiện, cơ quan chức năng sẽ tiến hành tạm giữ để giải quyết vi phạm. Việc mượn hay cho mượn đều là hành vi trái quy định.

Một số trường hợp bị thu hồi thẻ BHYT bao gồm:

  • Cá nhân được cấp thẻ BHYT 2 lần do sơ suất trong quá trình quản lý dữ liệu.
  • Người được cấp thẻ nhưng đã dừng tham gia BHYT.
  • Phát hiện gian lận trong việc kê khai hoặc sử dụng thẻ BHYT.

Cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền thu hồi hoặc khóa thẻ BHYT khi phát hiện các hành vi sai phạm.

Tuyệt đối cấm hành vi mượn, cho mượn thẻ BHYT
Tuyệt đối cấm hành vi mượn, cho mượn thẻ BHYT

Mức phạt khi cho mượn hoặc mượn thẻ BHYT

Hành vi mượn hoặc cho mượn thẻ BHYT để sử dụng trong khám chữa bệnh được xem là lợi dụng chính sách của Nhà nước, làm ảnh hưởng đến quỹ BHYT. Tùy vào mức độ vi phạm, cá nhân liên quan có thể bị xử phạt hành chính như sau:

  • Phạt từ 1 đến 2 triệu đồng nếu hành vi cho mượn hoặc sử dụng thẻ BHYT của người khác nhưng chưa gây thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
  • Phạt từ 3 đến 5 triệu đồng nếu hành vi này làm ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đến quỹ BHYT. Ngoài ra, người vi phạm còn phải hoàn trả toàn bộ số tiền đã gây thiệt hại cho quỹ.

Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ phối hợp cùng cơ sở khám chữa bệnh để phát hiện và xử lý các trường hợp sai phạm.

Dùng thẻ BHYT mượn của người khác đi khám sẽ bị tạm giữ thẻ, khóa thẻ và bị phạt tiền
Dùng thẻ BHYT mượn của người khác đi khám sẽ bị tạm giữ thẻ, khóa thẻ và bị phạt tiền

Thẻ BHYT điện tử cũng bị xử lý tương tự

Từ ngày 1/6/2025, cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ còn cấp thẻ BHYT giấy cho những người không thể sử dụng thiết bị công nghệ như VNeID, VssID. Đa số người tham gia BHYT sẽ sử dụng thẻ BHYT điện tử.

Việc sử dụng thẻ BHYT điện tử cũng không hợp lệ, cụ thể như mượn, cho mượn hoặc gian lận thông tin, cũng sẽ bị xử phạt tương tự như thẻ giấy. Thay vì tạm giữ thẻ như trước, cơ quan chức năng sẽ tiến hành khóa giá trị sử dụng của thẻ BHYT điện tử trên hệ thống.

Khi nào thẻ BHYT điện tử bị thu hồi hoặc tạm khóa?Một số trường hợp thẻ BHYT điện tử bị thu hồi hoặc tạm khóa:

  • Thẻ được cấp cho người không thuộc đối tượng tham gia BHYT.
  • Phát hiện gian lận, làm giả, mượn hoặc sử dụng thẻ của người khác.
  • Cá nhân có hành vi vi phạm trong quá trình khám chữa bệnh bằng BHYT.

Khi phát hiện vi phạm, cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm thông báo với cơ quan bảo hiểm xã hội để tiến hành khóa thẻ BHYT điện tử. Sau khi khóa, cơ quan bảo hiểm xã hội cũng sẽ thông báo cho người sở hữu thẻ biết để phối hợp xử lý.

Thẻ BHYT sau khi bị tạm khóa sẽ được mở lại khi:

  • Cá nhân đã xử lý xong vi phạm và hoàn thành nghĩa vụ tài chính (nếu có).
  • Xác minh rõ không có hành vi gian lận hoặc sai phạm nào.

BHYT là loại thẻ mang tính cá nhân, không được phép cho người khác sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào. Người dân cần cẩn trọng trong việc bảo mật thông tin thẻ BHYT, đặc biệt khi đã chuyển sang dạng điện tử. Trường hợp không cho mượn nhưng bị người khác lợi dụng thông tin qua thiết bị điện thoại hoặc ứng dụng thì vẫn có thể bị xem là vi phạm nếu để lộ thông tin một cách chủ quan.