Con trẻ không phải ‘con rối’: 6 cách dạy dỗ phản tác dụng bố mẹ nên tránh

Ép con trẻ thể hiện những hành vi "lịch sự" giả tạo không chỉ khiến con cảm thấy áp lực, mà còn gây tổn thương tâm lý lâu dài.

Nhiều bậc phụ huynh luôn khao khát nuôi dạy con mình trở thành những đứa trẻ "kỷ luật", biết chia sẻ, và cư xử lịch sự. Họ thường cho rằng, chỉ khi con cái thể hiện những phẩm chất này, sự giáo dục của gia đình mới được coi là thành công.

Tuy nhiên, việc luôn yêu cầu trẻ phải cư xử ngoan ngoãn hay quá lịch thiệp có thể không mang lại lợi ích như mong đợi. Có tới 6 hành vi "lịch sự" phổ biến mà cha mẹ thường áp đặt lên con cái, nhưng thực chất có thể gây hại nhiều hơn. Những hành vi này không những làm trẻ cảm thấy bị áp lực, mà còn không tôn trọng cảm xúc và quan điểm của chúng, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển tâm lý và nhân cách của trẻ. Cha mẹ nên cân nhắc việc từ bỏ những yêu cầu này để khuyến khích sự trưởng thành tự nhiên ở con cái.

Buộc trẻ chào hỏi

Việc ép buộc trẻ nhỏ phải chào hỏi người lớn có thể khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy bực bội, đặc biệt khi họ thấy con mình không chỉ từ chối chào mà còn có xu hướng lẩn tránh. Họ thường lo lắng, thậm chí bực bội khi cho rằng điều này làm họ mất thể diện: "Sao con không biết chào hỏi? Hay con không hiểu hành vi cơ bản nào cả?".

Tuy nhiên, sự dè dặt và cảnh giác của trẻ khi gặp người lạ là một phản ứng tâm lý hoàn toàn tự nhiên, phản ánh sự phát triển trong nhận thức và khả năng bảo vệ bản thân của trẻ. Nếu ép buộc trẻ phải "chào hỏi đúng mực", điều này có thể gây tổn hại đến cảm giác an toàn và ý thức tự bảo vệ của chúng, dẫn đến việc trẻ có thể hình thành nỗi sợ hãi đối với xã hội sau này.

Thay vì áp đặt, cha mẹ nên đồng hành cùng trẻ, tạo môi trường giao tiếp thoải mái bằng cách sử dụng ngôn ngữ và cử chỉ. Hãy tạo điều kiện cho trẻ thư giãn, để chúng không cảm thấy bị áp lực. Khi trẻ đã dần quen thuộc với môi trường xung quanh, phụ huynh có thể làm gương bằng cách chủ động thi hành các hành vi giao tiếp, như chào hỏi và trò chuyện với mọi người, như: "Chào dì", "Chào chú". Qua đó, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn và sẵn sàng tham gia vào các cuộc giao tiếp xã hội.

Thay vì áp đặt, cha mẹ nên đồng hành cùng trẻ, tạo môi trường giao tiếp thoải mái bằng cách sử dụng ngôn ngữ và cử chỉ

Thay vì áp đặt, cha mẹ nên đồng hành cùng trẻ, tạo môi trường giao tiếp thoải mái bằng cách sử dụng ngôn ngữ và cử chỉ

Ép buộc trẻ biểu diễn nơi công cộng

Nhiều bậc phụ huynh thường muốn "khoe con" trong những buổi tiệc hay sự kiện. Tuy nhiên, việc này không nên diễn ra dưới hình thức ép buộc trẻ phải thể hiện bản thân chỉ vì lòng tự hào hay sĩ diện cá nhân. Hành động như vậy có thể khiến trẻ cảm thấy bất lực và hoảng sợ, thậm chí dẫn đến việc chúng phát triển tâm lý chống đối với những tài năng mà chúng thật sự có.

Cách tiếp cận hiệu quả hơn là bắt đầu bằng cách lắng nghe ý kiến của trẻ. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái và muốn biểu diễn, bạn nên để chúng quyết định hình thức thể hiện mà chúng thích. Sau khi biểu diễn, hãy thật lòng vỗ tay và khen ngợi nỗ lực của trẻ. Ngay cả khi trẻ không hoàn thành như mong đợi, sự động viên và chia sẻ từ bạn vẫn là điều cần thiết, giúp trẻ cảm thấy được hỗ trợ và khích lệ.

Ép trẻ phải nhường nhịn

Thế giới của trẻ em không khác gì so với thế giới mà người lớn chúng ta trải nghiệm. Chẳng hạn, nếu bạn đang làm việc và sếp nói: "Bạn còn trẻ, nên hãy để cơ hội này cho những người có kinh nghiệm hơn." Liệu bạn có sẵn sàng từ chối một cơ hội thăng tiến chỉ vì lý do đó không?

Là phụ huynh, chúng ta không thể phê phán con cái một cách vô căn cứ mà không tìm hiểu nguyên nhân. Việc này có thể khiến trẻ cảm thấy thiếu sự yêu thương từ cha mẹ, dẫn đến sự bất an và giảm dần tinh thần cạnh tranh trong chúng.

Thay vì yêu cầu trẻ nhường nhịn chỉ vì lý do tuổi tác, cách tốt nhất là cha mẹ nên giúp trẻ phân biệt đúng sai, đối xử công bằng giữa các con. Tranh chấp và xung đột là điều thường gặp giữa trẻ em, và đôi khi trẻ hoàn toàn có khả năng tự giải quyết vấn đề của mình nếu chúng ta đảm bảo được một môi trường công bằng.

Thay vì yêu cầu trẻ nhường nhịn chỉ vì lý do tuổi tác, cách tốt nhất là cha mẹ nên giúp trẻ phân biệt đúng sai, đối xử công bằng giữa các con

Thay vì yêu cầu trẻ nhường nhịn chỉ vì lý do tuổi tác, cách tốt nhất là cha mẹ nên giúp trẻ phân biệt đúng sai, đối xử công bằng giữa các con

Ép trẻ phải chia sẻ

Hãy tưởng tượng nếu một người bạn nói: "Bạn không thể dùng hết các sản phẩm làm đẹp, hãy đưa cho tôi một ít", liệu bạn có sẵn lòng cho đi một cách dễ dàng? Trẻ em cũng trải qua cảm giác tương tự.

Khoảng 3 tuổi, trẻ thường bước vào "giai đoạn nhạy cảm về quyền sở hữu". Đối với trẻ, những món đồ chơi chúng yêu thích có giá trị không kém gì những vật dụng mà người lớn trân trọng. Việc ép buộc trẻ phải chia sẻ mà không xem xét đến cảm xúc và tâm lý của chúng không chỉ ảnh hưởng đến việc hình thành nhận thức về quyền sở hữu, mà còn khiến trẻ cảm thấy bất an.

Thay vào đó, cha mẹ nên khuyến khích trẻ chia sẻ bằng cách hỏi ý kiến chúng trước. Hãy hướng dẫn trẻ cách tận hưởng niềm vui khi chia sẻ, nhưng quan trọng là phải tôn trọng mong muốn của trẻ. Đừng vội gán cho trẻ những tính cách như ích kỷ nếu chúng chưa sẵn sàng chia sẻ.

Ép trẻ phải tuân theo quy tắc

Đừng luôn yêu cầu trẻ phải cư xử một cách trưởng thành và hiểu biết. Dù trẻ có thông minh đến đâu, chúng vẫn chỉ là những đứa trẻ. Việc bắt buộc trẻ vâng lời một cách mù quáng có thể dẫn đến việc trẻ tự kìm nén bản thân, từ đó hình thành một nhân cách chỉ biết làm hài lòng người khác mà quên đi cảm xúc của chính mình.

Vai trò của cha mẹ là tạo ra một môi trường an toàn để trẻ có thể thể hiện những suy nghĩ và cảm xúc thực sự của mình. Chúng ta cần lắng nghe cẩn thận và tôn trọng quan điểm của trẻ, đồng thời giao tiếp với trẻ một cách bình đẳng. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy bình tĩnh và tự tin hơn trong việc thể hiện bản thân.

Vai trò của cha mẹ là tạo ra một môi trường an toàn để trẻ có thể thể hiện những suy nghĩ và cảm xúc thực sự của mình

Vai trò của cha mẹ là tạo ra một môi trường an toàn để trẻ có thể thể hiện những suy nghĩ và cảm xúc thực sự của mình

So sánh với những trẻ xuất sắc khác

Việc thường xuyên so sánh trẻ với những bạn bè xuất sắc khác có thể làm giảm cảm giác an toàn của trẻ và khiến trẻ mất đi bản sắc riêng. Nếu tình trạng này tiếp diễn, trẻ sẽ dễ rơi vào trạng thái tự ti và nhút nhát. Trên thực tế, mỗi trẻ em đều có những điểm mạnh độc đáo của riêng mình, vì vậy nhiệm vụ của chúng ta là khai thác tiềm năng đó và hỗ trợ trẻ phát triển, đồng thời giúp trẻ nhận ra và cải thiện những điểm yếu.

Mỗi đứa trẻ mang trong mình những "đặc trưng" riêng biệt. Chúng ta cần tôn trọng bản chất của trẻ, tạo cho trẻ một môi trường yêu thương và ủng hộ, bằng cách ôm ấp, khen ngợi và khẳng định giá trị của trẻ. Một ngày nào đó, trẻ sẽ mang đến cho chúng ta niềm tự hào và không làm chúng ta thất vọng.