Có tiền đừng đi 2 nơi, không tiền đừng hỏi 2 người – lời dặn của tổ tiên thấm thía cả đời

Người xưa cho rằng khi có tiền đừng đến những nơi ăn chơi, sa đọa, đừng vướng vào cờ bạc, rượu chè.

Có tiền thì đừng đến 2 nơi

Sòng bạc

Dù bạn có sở hữu bao nhiêu tiền của, đừng bao giờ dại dột bước chân vào sòng bạc. Dù là triệu phú hay tỷ phú, một khi đã dấn thân vào đó, kết cục thường chỉ có một: trắng tay, nợ nần, thậm chí tan vỡ cả gia đình.

Sòng bạc đánh mạnh vào tâm lý "muốn gỡ", khiến con người dễ rơi vào vòng xoáy thua – gỡ – lại thua, đến khi không còn gì để mất. Ban đầu chỉ là vài ván chơi cho vui, nhưng khi vận đen kéo dài, tâm lý phục thù sẽ khiến bạn đổ thêm tiền không điểm dừng.

Không chỉ riêng sòng bạc, nhiều loại hình giải trí tiêu cực khác cũng dễ khiến con người mờ mắt, tiêu tốn tiền bạc, đánh mất sự tỉnh táo và đam mê sống.

Dù bạn có sở hữu bao nhiêu tiền của, đừng bao giờ dại dột bước chân vào sòng bạc.
Dù bạn có sở hữu bao nhiêu tiền của, đừng bao giờ dại dột bước chân vào sòng bạc.

Quê hương

Nơi thứ hai mà người có tiền nên thận trọng chính là quê nhà. Khi bạn còn nghèo, có thể không mấy ai đoái hoài. Nhưng khi khấm khá lên, bạn lại dễ trở thành “cây ATM di động” trong mắt họ hàng, bạn bè.

Sự giúp đỡ lúc đầu có thể xuất phát từ lòng tốt, nhưng nếu không khéo, nó sẽ trở thành nghĩa vụ. Bạn cho vay thì bị xem là keo kiệt nếu đòi lại. Bạn không giúp thì bị đánh giá là bạc tình. Những mối quan hệ vốn thân thiết bỗng trở nên nặng nề, rạn nứt.

Vì vậy, người xưa mới dặn: có tiền cũng đừng dễ dàng trở về quê, bởi sự kỳ vọng và áp lực nơi đó đôi khi còn khiến bạn mệt mỏi hơn cả lúc nghèo khó.

Người coi tiền như mạng sống

Có những người mà tình bạn với họ chỉ tồn tại trên danh nghĩa, bởi điều duy nhất họ thực sự quan tâm là... tiền. Họ sống ích kỷ, luôn tính toán thiệt hơn và không bao giờ sẵn sàng chịu chút tổn thất nào, dù chỉ là nhỏ nhất. Nếu bạn chẳng may vay tiền từ họ, có thể bạn sẽ phải đối mặt với đủ điều kiện khắt khe: lãi suất cao, đòi hỏi trả đúng hạn, thậm chí không cần biết bạn đang rơi vào tình cảnh ra sao.

Có những người mà tình bạn với họ chỉ tồn tại trên danh nghĩa, bởi điều duy nhất họ thực sự quan tâm là... tiền.
Có những người mà tình bạn với họ chỉ tồn tại trên danh nghĩa, bởi điều duy nhất họ thực sự quan tâm là... tiền.

Đây là kiểu người không hề có lòng cảm thông. Họ đặt lợi ích cá nhân lên trên mọi mối quan hệ. Do đó, khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, tốt nhất bạn nên tránh xa những người chỉ biết đến tiền. Không dựa vào họ không có nghĩa là bạn cô đơn – đôi khi chính điều đó lại giúp bạn mạnh mẽ và tự chủ hơn.

Người thân ít khi qua lại

Gia đình là nơi gắn bó ruột rà, nhưng không phải ai trong họ hàng cũng thực sự thân thiết hay sẵn sàng giúp đỡ bạn khi hoạn nạn. Ngoài cha mẹ, anh chị em hoặc con cái – những người luôn đồng hành cùng bạn trong cuộc sống thường nhật – thì phần lớn cô dì, chú bác, anh em họ… thường chỉ xuất hiện vào dịp lễ tết hay những sự kiện đặc biệt.

Khi bạn gặp khó khăn, nếu tìm đến họ để nhờ vả, rất có thể bạn sẽ nhận lại sự e dè, từ chối hoặc thậm chí là những lời xì xào sau lưng. Vay mượn trong gia đình mà không đúng người, đôi khi còn khiến tình cảm sứt mẻ, mất luôn cả mối quan hệ lẫn lòng tự trọng.

Vì thế, khi không có tiền, hãy học cách đứng dậy bằng chính đôi chân mình, thay vì trông chờ vào những mối quan hệ vốn đã xa cách từ lâu.