Cổ nhân dạy đau khổ là tự ta chuốc lấy, muốn cuộc đời bứt phá thì phải đoạn tuyệt với 3 thói quen này

Nhiều người ngồi đó oán thán kêu than đổ lỗi mà không biết rằng trong nỗi đau của đời mình thì bản thân mình là kẻ can dự nhiều nhất.

Con người, ai cũng có cuộc sống riêng và bị tác động bởi môi trường xã hội xung quanh. Thế nhưng trong mọi sự sau khi ta trưởng thành thì ta là người can dự vào mọi thứ và ta quyết định mọi thứ. Ngay cả khi ta giao cho người khác quyết định thì cũng chính là cách ta tự quyết rồi, ta quyết bằng cách giao nhờ người khác quyết định.

Bởi thế đừng oán than đổ lỗi trách cứ cho người khác, mà hãy bình tĩnh nhìn nhận lại mọi thứ. Thế nên người xưa nói mọi đau khổ đều do ta chuốc lấy. Không muốn đau khổ, muốn cải thiện cuộc sống thì hãy từ bỏ 3 điều sau:

Bỏ đi lười nhác, giàu có tới

Điều đầu tiên sẽ thấy đó là khi ta không còn lười nhác thì mọi việc sẽ nhanh tựu thành hơn. Người chăm chỉ làm ra sản phẩm, kẻ lười nhác chỉ biết giết thời gian vô nghĩa. Do đó chăm chỉ sẽ giúp cải thiện cuộc sống, tạo giá trị vật chất, tránh làm điều vô bổ. Nhàn cư vi bất thiện là thế. Bởi thế cần chăm chỉ, bận rộn lên. Bận rộn chăm chỉ làm việc nên không có thời gian mà đau khổ, không có thời gian mà suy diễn oán trách. Vẻ đẹp của lao động rất quyến rũ.  Cuộc sống rất công bằng, sẽ luôn mang lại mùa màng ngọt ngào cho những người chăm chỉ và nỗi đau nghèo khó cho những người lười biếng.

Thế nên muốn cuộc đời thoát khỏi đau khổ phải chăm chỉ trước đã, đừng há miệng chờ sung.

Đừng tự cho mình là đúng,

Hết lười nhác thì sẽ giàu có lên

Hết lười nhác thì sẽ giàu có lên

cuộc đời sẽ thênh thang

Những ai bảo thủ luôn cho mình đúng, tự nghĩ mình luôn đúng thì sẽ tự chặn con đường của mình và trở nên ngu dốt. Ngay khi ta từ chối lời góp ý là lúc ta đã làm hẹp lối đi của mình. Những người này sẽ khiến người khác xa lánh thậm chí khi họ biết bạn sai còn không nói gì, cho bạn tự sa lầy. Trong đơi sống không ai hoàn hảo, không ai luôn là bạn, không ai mãi là thù. Thế nên người linh hoạt, người dễ dàng tiếp nhận cái mới, người hoạt bát, cởi mở, lắng nghe, mở lòng chấp nhận sự khác biệt sẽ là người dễ dàng thành công hơn. 

Đừng bao giờ đóng chặt tư duy bởi luôn cho mình là đúng nữa nhé.

Không quá để tâm lời thiên hạ thì sẽ đi được con đường của mình

Không quá để tâm lời thiên hạ thì sẽ đi được con đường của mình

Đừng quá để tâm lời thiên hạ, bạn sẽ nhẹ lòng

Thiên hạ nói thiên hạ nghe, nếu bạn nghe nhiều bạn sẽ biến thành thiên hạ và mất chính mình. Bởi thế bạn cần có tư duy riêng,và chấp nhận không ai vừa lòng cả thiên hạ. Hãy chọn con đường của mình và kiên định, ngay kể cả lòng tốt cũng chọn cách của mình. Để tâm tới lời thiên hạ tức là tự cho thiên hạ cái quyền phán xét và làm khổ mình. Nếu bạn có chính kiến, không sợ dè bỉu không sợ đàm tiếu, không a dua ba phải, bạn kiên định mới chính mình, bạn sẽ không bao giờ khổ vì thiên hạ. Người ta nói không ai có thể làm tổn thương ta nếu ta không cho phép là vì thế.

Thiên hạ nói gì không quan trọng bằng việc tâm bạn nghĩ gì, xác định gì. Do đó đừng xoay chuyển đời mình vì lời thiên hạ, bởi thiên hạ có biết bao nhiêu kiểu nói? Do đó cần là chính mình trước đã thì bạn mới có thể vượt qua ải đau thương.