Năm 2014, sau khi thôi giữ chức Bí thư, bà Thạch đã thành lập Hợp tác xã nghề thêu nông dân dân tộc Miêu làm sống lại nghề thêu truyền thống nơi đây. Đến tháng 2 năm 2017, toàn bộ 136 hộ trong thôn đã được chứng nhận thoát nghèo, và nghề thêu đóng góp tới hơn 1/3 thu nhập của toàn thôn.
Từ năm 2012 trở lại đây, Trung Quốc rất coi trọng vai trò và quyền lợi của nữ giới trong công tác xóa đói giảm nghèo. Hàng loạt chính sách và giải pháp hỗ trợ thoát nghèo cho phụ nữ được ban hành, tạo điểm tựa vững chắc cho họ vươn lên xóa nghèo, làm giàu.
Giai đoạn 2016-2020, Hội Liên hiệp Phụ nữ Trung Quốc triển khai rộng rãi chương trình “Nữ giới hành động thoát nghèo”, giúp đỡ hơn 5 triệu phụ nữ tăng thu nhập, nâng cao mức sống bằng các ngành nghề thủ công, trồng trọt chăn nuôi, giúp việc gia đình… Nhiều giải pháp đồng bộ về hỗ trợ nghề nghiệp được các tổ chức phụ nữ các địa phương triển khai, đảm bảo không phụ nữ nào bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến xóa đói giảm nghèo.
Ở huyện Linh Sơn, thành phố Khâm Châu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, Cam Hữu Cầm là một MC nổi tiếng trong lĩnh vực bán hàng trên internet. Năm 2019, cô bắt đầu giới thiệu và bán hàng trực tuyến qua mạng, giúp tiêu thụ 6000 tấn nông sản tại địa phương, mang doanh thu hơn 37 triệu nhân dân tệ cho huyện mình.
Những dự án “Nữ giới làm thương mại điện tử” hay “Hội các bà mẹ bán hàng online” dưới sự bảo trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ đã giúp đỡ hơn 500 nghìn người tiếp cận với kênh bán hàng mới này, từ đó tăng thu nhập và thoát nghèo.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Trung Quốc trong những năm gần đây đã đầu tư gần 40 triệu nhân dân tệ, sáng lập 786 “Mô hình phụ nữ thoát nghèo kiểu mẫu toàn quốc”, thành lập hơn 300 nghìn nông trại gia đình và hợp tác xã nông nghiệp.