Chọn ngày tốt lành nhất để bao sái bàn thờ, tỉa dọn chân hương, cả năm có Lộc

Việc chọn ngày tốt, cách thức thực hiện lau dọn bàn thờ và tỉa chân hương sao cho đúng cách được nhiều người tìm hiểu, vì theo dân gian, như vậy được gia tiên, thần linh độ trì năm mới làm ăn tấn tới.

Ngày 23 tháng Chạp

Đây là ngày ông Công ông Táo về trời. Theo quan niệm, sau khi ông Công ông Táo về trời, gia chủ có thể tiến hành bao sái bàn thờ. Việc này vừa thể hiện lòng thành kính tiễn đưa các vị thần, vừa dọn dẹp sạch sẽ để đón một năm mới an lành.

Giờ đẹp tiến hành dọn dẹp, bao sái bàn thờ là Thìn (7h-9h), Ngọ (11h-13h), Thân (15h-17h). Tuy nhiên, ngày này các gia đình thường chọn để cúng ông Công ông Táo bởi vậy các công việc nên được sắp xếp hợp lý để không ảnh hưởng đến lễ cúng của gia chủ.

Ngày tốt lành nhất để bao sái bàn thờ, tỉa dọn chân hương là ngày nào?

Ngày tốt lành nhất để bao sái bàn thờ, tỉa dọn chân hương là ngày nào?

Ngày 25 tháng Chạp

Theo lịch vạn sự, trong tháng Chạp có những ngày được gọi là "đại lộc", rất tốt cho các việc tâm linh như bao sái bàn thờ. Ví dụ, trong tháng Chạp có ngày 25 tháng Chạp cũng rất tốt để thực hiện dọn dẹp bàn thờ, bao sái bát hương.

Các khung giờ đẹp trong ngày 25 tháng Chạp để dọn dẹp bàn thờ gồm giờ Thìn (7h-9h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ Thân (15h-17h).

Ngoài ra, một số ngày khác có thể thực hiện bao sái bàn thờ như ngày 26 tháng Chạp. Năm nay không có ngày 30 Tết bởi vậy so với khung thời gian với năm ngoái có thể hơi gấp gáp. Nếu thực hiện dọn dẹp, bao sái sát ngày quá chẳng hạn như ngày 28, 29 Tết thì sẽ ảnh hưởng đến các kế hoạch khác của gia chủ.

Ngoài việc xem ngày lành giờ tốt, việc sắp xếp kế hoạch để không bị dồn ứ hoặc vội vàng cũng là điều rất quan trọng.

Lưu ý quan trọng khi dọn dẹp bàn thờ, bao sái bát hương:

- Khung giờ tốt: Bên cạnh ngày tốt, cũng nên chú ý đến khung giờ tốt để thực hiện việc bao sái. Thông thường, các khung giờ buổi sáng (từ 7h-9h, 9h-11h) và buổi chiều (13h-15h, 15h-17h) được coi là thích hợp. Không nên dọn dẹp bàn thờ, bao sái bát hương vào tối hoặc đêm muộn.

- Tâm thành: Điều quan trọng nhất khi bao sái bàn thờ là lòng thành kính và sự tôn trọng. Hãy giữ tâm trạng thanh tịnh và thực hiện công việc một cách cẩn thận.

- Tránh các ngày xung khắc: Nên tránh bao sái bàn thờ vào các ngày xung khắc với tuổi của gia chủ.

- Tham khảo ý kiến chuyên gia: Nếu có điều kiện, bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thủy để được tư vấn cụ thể hơn về ngày giờ và cách thức bao sái bàn thờ phù hợp.

Việc lựa chọn ngày tốt để bao sái bàn thờ là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn lựa chọn được ngày phù hợp để thực hiện công việc này, mang lại may mắn và bình an cho gia đình trong năm mới.

Các bước thực hiện bao sái:

- Thắp hương xin phép: Trước khi bắt đầu, cần thắp hương và khấn vái xin phép gia tiên và các vị thần linh cho phép dọn dẹp bàn thờ.

- Hạ đồ thờ cúng: Nhẹ nhàng hạ các vật phẩm thờ cúng xuống, không bao gồm bát hương. Nhiều người cho rằng, khi bao sái bàn thờ có thể di chuyển bát hương tùy ý vì đã "xin phép", tuy nhiên khi lập bát hương đã được an vị đúng hướng hợp với gia chủ, việc xê dịch có thể gây xáo trộn trật tự đã thiết lập trước đó.

- Vệ sinh bát hương:

Tỉa chân nhang: Rút bớt chân nhang cũ, chỉ để lại một số lượng vừa phải (thường là 3, 5, hoặc 7 chân nhang). Chân nhang đã rút nên được hóa tro và thả xuống sông, hồ hoặc nơi sạch sẽ.

Lau chùi bát hương: Dùng khăn sạch lau chùi bên ngoài bát hương. Có thể dùng nước ấm pha chút rượu trắng để lau cho sạch. Nhiều người thường dùng nước hoa bưởi để lau dọn bát hương, bàn thờ.

- Vệ sinh các vật phẩm khác: Lau chùi sạch sẽ các vật phẩm thờ cúng khác như lư hương, đèn thờ, bài vị…

- Sắp xếp lại bàn thờ: Sau khi vệ sinh xong, sắp xếp lại các vật phẩm lên bàn thờ theo đúng vị trí ban đầu.

- Thắp hương cúng tạ: Sau khi hoàn thành, thắp hương cúng tạ và báo cáo với gia tiên việc đã dọn dẹp bàn thờ.

Bạn có thể lau dọn bàn thờ vào các ngày sau 23 tháng Chạp, miễn là khi tiến hành cúng Tất niên thì bàn thờ đã được lau dọn sạch sẽ, bày biện đầy đủ.

Bạn có thể lau dọn bàn thờ vào các ngày sau 23 tháng Chạp, miễn là khi tiến hành cúng Tất niên thì bàn thờ đã được lau dọn sạch sẽ, bày biện đầy đủ.

Lưu ý khi lau dọn bàn thờ

- Trước ngày bao sái ban thờ nên kiêng ăn mắm tôm, tỏi, thịt chó, thịt mèo, ba ba, rùa, rắn, khỉ, kiêng uống rượu ngâm cao hổ, rắn...

- Dùng nước sôi để nguội bao sái ban thờ. Hoặc dùng rượu gừng, hay nước đun từ 5 loại thảo dược (gồm quế khô, hồi khô – rồi tùy vùng miền mà cho thêm 3 vị nữa trong số các vị gỗ vang, đinh hương, bạch đàn, mùi già, hương nhu, sả, lá nếp...), để làm sạch đồ thờ cúng.

- Nên dùng nước ấm rửa bài vị, tắm tượng. Lau bài vị Phật thần trước, rồi lau bài vị của tổ tiên sau. Quá trính bao sai tránh xê dịch tượng, bát hương, ngai thờ, bài vị gia tiên… - bởi có thể làm nơi hội tụ tâm thức, sợi dây vô hình kết nối âm - dương làm ảnh hưởng tới sự kết nối đó mà gây xui rủi cho gia chủ.

Nếu buộc phải xê dịch các bức tượng, bát hương, bài vị… thì khi lau dọn xong phải sám hối và hoàn nguyên đúng vị trí ban đầu (gọi là an vị ban thờ, an vị bát hương).

Khi lau dọn không gian thờ cúng đại kị để ánh sáng mặt trời chiếu rọi vào bàn thờ, các bát hương.

- Có thể bật đèn điện để lấy sáng, không nên mở toang cửa phòng thờ, cửa sổ làm tiêu tán năng lượng nơi ban thờ.