Chính thức quy định 2025: Đi xe máy cầm ô dù có thể bị CSGT phạt tới 14 triệu đồng, có đúng không?

Cầm theo ô dù khi ngồi sau xe máy hoặc lái xe máy có thể gây ra tình huống tai nạn nguy hiểm nên người dân cần tránh các trường hợp này.

Ô dù là phương tiện để che mưa che nắng. Thế nhưng phương tiện này có kích thước to, gây cản trở tầm nhìn, cản trở người cùng tham gia giao thông. Thiết bị này cũng đón gió gây khó khăn cho người lái xe, người cầm ô dù ngồi sau. Khi gặp trời mưa gió lớn có thể khiến người ngồi trên xe không giữ nổi ô dù làm chúng bay đi gây ra tai nạn cho người khác.

Chính bởi thế theo quy định người đi xe máy không được cầm ô dù, không được cần ô dù khi đang lái xe. 

Mức xử phạt ngồi trên xe máy cầm ô dù, có thể lên tới 14 triệu đồng?

Theo quy định của Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì lái xe máy chở theo người cầm ô dù và trường hợp lái xe tự cầm ô dù sẽ rơi vào 2 khung hình phạt khác nhau.

Cụ thể khoản điểm d khoản 1 của Điều 7 Nghị định 168 quy định xử phạt 200-400 nghìn đồng khi lái xe máy chở người ngồi trên xe dùng ô dù. 

Còn điểm đ khoản 4 Điều 7 thì xử phạt 800 nghìn đến 1 triệu đồng với người điều khiển xe mà cầm theo ô dù.

Cầm ô dù ngồi trên xe máy bị xử phạt, khi gây tai nạn thì mức phạt cao hơn nhiều lần
Cầm ô dù ngồi trên xe máy bị xử phạt, khi gây tai nạn thì mức phạt cao hơn nhiều lần

Còn khoản 10  Điều 7 quy định phạt 10-14 triệu đồng nếu vi phạm các hành vi trên mà gây ra tai nạn giao thông.

Như vậy khi chở người ngồi trên xe máy cầm ô dù, hoặc lái xe cầm ô dù sẽ bị CSGT phạt các mức khác nhau và nếu vì hành vi này mà gây ra tai nạn giao thông thì mức phạt sẽ tăng lên nhiều lần, thành 10-14 triệu đồng. Nếu hành vi gây tai nạn mức phạt có thể lên mức tối đa là 14 triệu đồng.

Bởi vậy người đi xe máy , ngồi xe máy cần tránh cầm theo ô dù. Để che mưa che nắng cần dùng thiết bị phù hợp như áo mưa, nón mũ bảo hiểm.

Đi xe đạp,xe đạp máy cầm ô dù cũng bị CSGT xử phạt
Đi xe đạp,xe đạp máy cầm ô dù cũng bị CSGT xử phạt

Đi xe đạp cầm ô dù cũng bị CSGT xử phạt

Hành vi cầm ô dù cũng không được chấp nhận cho người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy. Bởi với tốc độ và thiết kế của xe đạp xe đạp máy cũng khiến cho việc cầm ô dù cản trở giao thông, làm mất lái, làm ô dù bay khỏi tay rơi vào người khác. Điều đó làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông.

Do đó Nghị định 168 cũng quy định xử phạt 100-200 nghình đồng với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), hoặc chở người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù);

Bởi thế người dân nên chú ý mang theo các phương tiện che mưa nắng thích hợp gọn nhẹ hơn khi đi ra đường.