Top 7 cách trị đau nhức xương khớp tại nhà hiệu quả nhất
1. Chườm lạnh2. Chườm nóng3. Ngâm chân tay với nước thảo dược4. Massage giảm đau nhức xương khớp5. Hạn chế hoạt động mạnh và tăng cường bổ sung dưỡng chất tốt cho xương6. Tập luyện các bài tập nhẹ nhàng7. Sử dụng các bài thuốc dân gian7.1. Dùng ngải cứu7.2. Dùng lá lốt 7.3. Dùng giấm táo1. Chườm lạnh
Là việc để hơi lạnh tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp vào vùng bị đau nhức. Cách thức này sẽ giúp co hẹp mạch máu, giảm lưu lượng máu bơm đến vùng bị tổn thương. Từ đó làm chậm lại quá trình viêm, giảm nhẹ sưng tấy và tổn thương các mô xung quanh.
Cách chườm lạnh phổ biến:
Cách 1: Sử dụng túi chườm lạnh (Túi chườm lạnh y tế hoặc túi chườm lạnh bằng hóa chất) đặt lên vùng bị đau khoảng 15-20 phút. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 3-4 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 6-7 tiếng.
Cách 2: Đắp một chiếc khăn mềm đã được làm lạnh lên vị trí cần điều trị. Giữ đến khi khăn hết lạnh.
Cách 3. Phủ một chiếc khăn mỏng lên vị trí bị sưng đau, rồi dùng một viên đá lăn xung quanh khu vực bị thương theo vòng tròn khoảng 5 phút. Thực hiện 2 lần mỗi ngày.
2. Chườm nóng
Mục đích của chườm nóng ngược lại so với chườm lạnh. Khi này, hơi nóng sẽ làm giãn mạch máu, thúc đẩy lưu thông máu, giúp các vùng bị đau nhức được thư giãn tuyệt đối.
Các cách chườm nóng phổ biến:
Cách 1: Dùng sản phẩm tích nhiệt như, tấm nệm sưởi, túi chườm nóng, bình nước nóng, tác động trực tiếp lên vị trí đau nhức.
Cách 2: Trị liệu giảm đau bằng sáp parafin. Bằng cách đắp parafin đã được để nguội xuống khoảng 43 độ lên vùng bị đau.
Cách 3: Ngâm vùng bị đau nhức trong bồn hoặc chậu nước ấm từ 33-38 độ C.
3. Ngâm chân tay với nước thảo dược
Ngâm chân tay với thảo dược, sẽ giúp khử phong, khử hàn giúp trị liệu các vấn đề do phong thấp rất tốt.
Nên thực hiện vào mỗi tối trước khi đi ngủ, hơi ấm cùng các tinh chất trong thảo dược sẽ tạo cho bạn cảm giác thư thái, giấc ngủ cũng được sâu hơn.
Cách ngâm chân tay với thảo dược:
Nguyên liệu: 5 nhánh sả, 1 nắm ngải cứu, 1 củ gừng tươi, 1 nắm lá lốt, 20g muối hạt, 1 lít rưỡi nước sạch.
Cách làm: Nguyên liệu làm sạch, đem đun sôi cùng 1.5 lít nước. Để nước nguội đến khoảng 40 độ C và ngâm từ 10-15 phút.
4. Massage giảm đau nhức xương khớp
Massage hay xoa bóp là cách giúp giảm đau nhức tức thì, theo y học cổ truyền. Nó có tác dụng giúp đả thông khí huyết, tăng cường lưu thông máu, từ đó giúp giảm căng cứng cơ, cải thiện việc chuyển động và giảm nhanh cảm giác đau nhức.
Bạn có thể sử dụng các loại ghế massage trị liệu chuyên dụng để chăm sóc sức khỏe và thư giãn ngay tại nhà.
Hoặc thực hiện massage bằng tay theo các cách dưới đây:
Xoa bóp vai gáy: Chà hai lòng bàn tay lên vùng cổ để tạo cảm giác ấm nóng. Sau đó nắn bóp các cơ quanh cột sống cổ, vai.
Xoa bóp lưng: Dùng các đầu ngón tay cố định và day tròn trên các vị trí đau. Sau đó chà hai bàn tay trên lưng để làm ấm. Rồi thực hiện day và đấm trong khoảng 20 phút.
Massage bàn chân: Chà mạnh hai lòng bàn chân vào nhau khoảng 10-20 lần. Dùng tay bấm và day từ trong lòng bàn chân ra ngoài.
5. Hạn chế hoạt động mạnh và tăng cường bổ sung dưỡng chất tốt cho xương
Để giảm thiểu mức độ viêm khớp, người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn giàu dinh dưỡng.
Tăng cường các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, magie, axit béo, chất xơ để kiểm soát cân nặng và giúp xương khớp luôn chắc khỏe, dẻo dai.
Ví dụ như: Cá, đậu phụ, sữa, rau có màu xanh đậm, trái cây, trà xanh, trứng,...
Bên cạnh đó, bổ sung thêm các hoạt chất như Glucosamine, Chondroitin cũng sẽ góp phần làm giảm đau, giảm viêm, thúc đẩy quá trình tái tạo sụn và xương dưới sụn hiệu quả.
6. Tập luyện các bài tập nhẹ nhàng
Nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh và nhiều là điều cần thiết để giảm đau nhức xương khớp.
Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần tập luyện nhẹ nhàng khoảng 30 phút/ngày bằng các bài tập chuyên biệt, để tránh tình trạng căng cứng khớp và yếu cơ.
Đi bộ nhẹ nhàng: Nên tạo thói quen đi bộ nhẹ nhàng khoảng 30 - 40 phút mỗi ngày.
Chống đẩy với tường: Chúng ta đứng đối diện cách tường khoảng 45cm. Đưa thẳng hai tay chống lên tường và thực hiệu như động tác chống đẩy thông thường. Đây là cấp độ thấp của bài tập chống đẩy, giúp hệ thống xương khớp được chức khỏe và linh hoạt hơn.
Các bài tập yoga cơ bản: Tập luyện các bài tập yoga cơ bản đủ để kéo giãn gân cốt, tăng cường lưu thông máu hiệu quả. Giúp hệ thống xương được dẻo dai và tinh thần luôn thoải mái.
7. Sử dụng các bài thuốc dân gian
Dưới đây là những bài thuốc đông y, trị đau nhức xương khớp nổi tiếng trong dân gian.
7.1. Dùng ngải cứu
Ngải cứu trong y học cổ truyền có tính ấm, giúp trừ hàn thấp, chống viêm, giảm đau nhức xương khớp cực hiệu quả.
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch 100g lá ngải cứu, để ráo.
Bước 2: Rang nóng lá ngải với lửa nhỏ và cho vào cùng một nắm muối hạt.
Bước 3: Bỏ hết lá ngải cứu rang vào một cái túi vải sạch, sau đó chườm lên vị trí cần điều trị.
7.2. Dùng lá lốt
Tương tự như ngải cứu, lá lốt cũng có tính ấm và mang lại tác dụng giảm đau, trừ phong, tán hàn, đả thông khí huyết và giảm tê bì chân tay.
Cách thực hiện:
Rửa sạch 300g lá lốt rồi để ráo, sau đó cho vào giã nhuyễn.
Rang nóng lá lốt cùng lửa nhỏ và cho thêm vào một nắm muối hạt.
Bỏ hỗn hợp vào một túi vải sạch và chườm lên vị trí bị tổn thương.
7.3. Dùng giấm táo
Giấm táo có tác dụng kiềm hóa, chống viêm giảm sưng hiệu quả. Ngoài ra, giấm táo còn giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi các khớp, cung cấp lượng lớn canxi, photpho, kali, magie rất có lợi cho hệ thống xương khớp.
Cách thực hiện:
Trộn 1 muỗng cà phê giấm táo với một muỗng cà phê mật ong.
Thêm khoảng 200 - 300 ml nước ấm, rồi khuấy đều và thưởng thức.
Uống 2 lần/ngày trước bữa ăn.
Trên đây là tổng hợp những cách trị đau nhức xương khớp tại nhà hiệu quả nhất. Hy vọng thông tin là hữu ích với bạn.