Các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Xây dựng kịch bản lâu dài ứng phó thiên tai

Mới đây, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, trong những ngày đầu tháng 3, khu vực Nam bộ phổ biến ngày nắng, đêm không mưa. Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu dao động theo triều nhưng thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 0,11-0,21m…

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo xâm nhập mặn ở ĐBSCL có xu thế tăng cao, độ mặn tại hầu hết các trạm ở mức cao hơn so với độ mặn trong tháng 2/2021. Theo nhận định, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2020-2021 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như mùa khô năm 2019- 2020…

cac-tinh-khu-vuc-1-1615868102.jpg
Đã có nước theo triều cường nhưng vẫn thấp hơn trung bình nhiều năm.

Cụ thể theo dự báo, các đợt xâm nhập mặn tăng cao tiếp theo ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong thời kỳ từ 27/3-2/4; các sông Vàm Cỏ (từ 9-14/4, 24-30/4), trên sông Cái Lớn (31/3-7/4, 15-24/4), sau giảm dần. Tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Kông, triều cường và còn biến động trong thời gian tới…

cac-tinh-khu-vuc-2a-1615868140.jpg
cac-tinh-khu-vuc-2b-1615868164.jpg
cac-tinh-khu-vuc-2c-1615868189.jpg
UBND tỉnh Vĩnh Long thành lập Ban chỉ đạo về ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030.

Trước thực trạng mà các tỉnh khu vực miền Tây, ĐBSCL từng gặp phải ở mùa khô hạn, xâm nhập mặn năm 2019- 2020, nhiều địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó với thiên tai… 

Cụ thể, ngày 10/3/2021, UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành Quyết định số 522/QĐ-UBND “Về viêc̣ thành lập Ban chỉ đạo về ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030” do ông Ông Lữ Quang Ngời- Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long làm Trưởng ban, với gần 03 thành viên, gồm lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải,… và Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã,… trực thuộc tỉnh Vĩnh Long.

cac-tinh-khu-vuc-3-1615868309.jpg
Thị xã Gò Công tiến hành các công tác phòng chống hạn mặn.

Đối với tỉnh Tiền Giang: Hằng năm, tỉnh xây dựng phương án phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; tăng cường công tác truyền thông và đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ phòng, chống thiên tai cũng như kịp thời triển khai công tác khắc phục, hỗ trợ nạn nhân khi có thiên tai xảy ra… 

Mùa khô 2019-2020, hạn hán và xâm nhập mặn diễn ra trên diện rộng gây thiệt hại lớn về cơ sở vật chất hạ tầng, tài sản và sản xuất của nhân dân. Tiền Giang đã khẩn trương triển khai các giải pháp khắc phục, tái thiết sau thiên tai theo tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương. Trong đó, tỉnh đầu tư khoảng 41 tỷ đồng để huy động sà lan chở nước ngọt về cấp cho 2 nhà máy Đồng Tâm và Bình Đức nhằm phục vụ nhân dân các huyện, thị phía Đông; đầu tư trên 40 tỷ đồng vận chuyển nước ngọt tưới ứng cứu các vườn cây ăn quả chuyên canh đang bị ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn và thiếu nước tưới nghiêm trọng… 

Lãnh đạo tỉnh Tiền Giang kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025, hỗ trợ tỉnh đầu tư một số dự án thủy lợi trọng điểm, thiết yếu như hoàn thiện hệ thống thủy lợi Gò Công; đắp đập hai đầu sông Cửa Trung, xây dựng cống ngăn mặn, trữ ngọt, tạo nguồn trên kênh Nguyễn Tấn Thành; dẫn ngọt từ phía Tây của tỉnh qua kênh Chợ Gạo; xây dựng các công trình ngăn mặn tại đầu các kênh rạch thông qua sông Tiền trên Đường tỉnh 864; hoàn thiện hệ thống thủy lợi bảo vệ vườn chuyên canh cây ăn trái,…

Cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ ở mùa khô hạn, xâm nhập mặn,… hiện tượng thời tiết như mưa bão, lũ lụt, hạn hán, nắng nóng xuất hiện ngày càng bất thường, không theo quy luật, ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng hơn. Tình trạng sạt lở bờ sông xảy ra ngày càng nhiều và nguy hiểm, số điểm sạt lở tăng, vành đai sạt lở mở rộng. Đặc biệt tại khu vực bờ sông Tiền thời gian qua có trên 25 điểm sạt lở nguy hiểm. Ước tính mỗi năm tỉnh Đồng Tháp mất từ 30 đến 50 ha đất ven sông do tình trạng sạt lở gây ra... Trong năm 2019- 2020, Đồng Tháp cũng đề ra công tác ứng phó biến đổi khí hậu với mục tiêu: Toàn tỉnh có 80% người dân hiểu biết về biến đổi khí hậu; trên 80% trường học lồng ghép được các kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu vào các chương trình giảng dạy ở các cấp học…