Chỉ số đo lường chiều cao cân nặng chuẩn theo giới tính
Do có sự khác biệt về đặc điểm cơ thể nên các tiêu chuẩn về chiều cao và cân nặng giữa hai giới có sự khác biệt với nhiều cách đo lường khác nhau. Tuy nhiên, một trong những cách xác định chuẩn chiều cao cân nặng phổ biến và được nhiều chuyên gia tin dùng nhất là chỉ số khối cơ thể - BMI (Body Mass Index). Chỉ số này được đưa ra bởi Adolphe Quetelet vào năm 1832 với cách tính dựa trên sự tương quan giữa cân nặng và chiều cao của cơ thể. Hiện tại, bảng chuẩn chiều cao cân nặng của người Việt Nam mới nhất cũng đang được xác định dựa trên chỉ số BMI này.
Cụ thể, chỉ số BMI được áp dụng bằng cách chia cân nặng bằng kilogram cho chiều cao của bạn để cho ra giá trị đo lường tình trạng sức khỏe. Để biết chỉ số BMI của bạn có đang ở mức bình thường không, hãy tham khảo bảng dưới đây. Lưu ý rằng chỉ số này không áp dụng cho phụ nữ có thai, vận động viên thể thao và người cao tuổi.
- Thiếu cân: BMI < 18.5
- Khỏe mạnh: 18.5 < BMI < 24.9
- Thừa cân: 25 < BMI < 29.9
- Béo phì: BMI > 30
Bên cạnh chỉ số BMI, bạn cũng có thể tự xác định tình trạng cân đối của cơ thể bằng một số phương pháp khác như:
- Đo độ dày nếp gấp da
- Đo mật độ cân nặng của bạn ở từng môi trường khác nhau
- Phân tích chỉ số kháng điện sinh học - BIA bằng thang đo tiêu chuẩn kết hợp với các điện cực, và chỉ số mỡ trong cơ thể sẽ tương quan với chỉ số điện trở.
Các vấn đề thường gặp nếu mất cân đối chiều cao cân nặng
Việc thường xuyên theo dõi bảng chuẩn chiều cao cân nặng của người Việt Nam mới nhất sẽ giúp bạn xác định được tình trạng cơ thể của mình, từ đó lên kế hoạch thay đổi chế độ sinh hoạt nhằm cải thiện cân nặng để ngăn ngừa bệnh tật kịp thời. Trong trường hợp cơ thể bị mất cân đối, một số vấn đề thường gặp ở các giới tính đã được ghi nhận là:
- Nam giới khi bị lệch chuẩn chiều cao cân nặng có thể mắc phải các bệnh lý như: Tim mạch, tiểu đường, béo phì, suy dinh dưỡng,....
- Về phía phái nữ, các vấn đề sức khỏe khi bị thiếu hoặc thừa cân phổ biến là: Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, huyết áp cao, chóng mặt và sa sút trí tuệ,...
Ngoài những bệnh lý bên trong cơ thể, khi chỉ số chiều cao cân nặng của bạn lệch với tiêu chuẩn sẽ khiến cơ thể mất cân đối, từ đó khiến bản thân trở nên tự ti, ngại tiếp xúc xã hội, dẫn đến nhiều hệ lụy xấu về tinh thần cho bản thân.
Bảng chuẩn chiều cao cân nặng của người Việt Nam mới nhất
Như đã nói ở trên, tiêu chuẩn về chiều cao và cân nặng của mỗi giới tính sẽ có sự khác biệt dựa trên những đặc điểm về thể trạng. Do đó, trong bảng chuẩn chiều cao cân nặng của người Việt Nam mới nhất, các chỉ số này cũng đã được phổ biến riêng theo giới tính.
Bảng chuẩn chiều cao cân nặng của nữ giới Việt Nam
Dưới đây là bảng chuẩn chiều cao cân nặng của người Việt Nam mới nhất được Bộ Y Tế công bố dành cho nữ giới trưởng thành:
Theo đó, chỉ số BMI của nữ giới sẽ thể hiện các tình trạng của cơ thể như sau:
- BMI < 18: Thiếu cân và có nguy cơ bị suy dinh dưỡng
- 18 < BMI <23: Tiêu chuẩn cân đối
- 23 < BMI < 30: Có nguy cơ thừa cân
- BMI > 30: Gặp tình trạng béo phì
Riêng đối với nữ giới đang trong giai đoạn dậy thì (từ 12 - 18 tuổi) sẽ có bảng tiêu chuẩn riêng để phù hợp với sự phát triển cân nặng và chiều cao theo từng năm. Theo đó, ở giai đoạn này phụ huynh nên theo dõi thường xuyên các bảng chuẩn chiều cao cân nặng của người Việt Nam mới nhất để kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý, giúp bé phát triển tốt nhất.
Cụ thể, bảng chuẩn chiều cao cân nặng của nữ giới ở độ tuổi dậy thì như sau:
Độ tuổi |
Chiều cao |
Cân nặng |
Giai đoạn từ 5 – 13 tuổi |
||
5 tuổi |
109.4 cm |
18.2 kg |
6 tuổi |
115.1 cm |
20.2 kg |
7 tuổi |
120.8 cm |
22.4 kg |
8 tuổi |
126.6 cm |
25 kg |
9 tuổi |
132.5 cm |
28.2 kg |
10 tuổi |
138.6 cm |
31.9 kg |
11 tuổi |
144 cm |
36.9 kg |
12 tuổi |
149.8 cm |
41.5 kg |
13 tuổi |
156.7 cm |
45.8 kg |
Giai đoạn từ 14 – 18 tuổi |
||
14 tuổi |
158.7 cm |
47.6 kg |
15 tuổi |
159.7 cm |
52.1 kg |
16 tuổi |
162.5 cm |
53.5 kg |
17 tuổi |
162.5 cm |
54.4 kg |
18 tuổi |
163 cm |
56.7 kg |
Bảng chuẩn chiều cao cân nặng của nam giới Việt Nam
Bộ Y Tế cũng đã công bố bảng chuẩn chiều cao cân nặng của nam giới tại Việt Nam theo độ tuổi như sau:
Theo đó, dựa vào chiều cao và cân nặng cụ thể, bạn có thể tính chỉ số BMI và xác định tình trạng cơ thể như sau:
- 18 < BMI <23: Cơ thể đang ở mức cân đối.
- 23 < BMI < 30: Có nguy cơ thừa cân
- BMI > 30: Gặp tình trạng béo phì
Nếu chỉ số BMI vượt qua mức 30, bạn cần phải có những biện pháp giảm cân phù hợp để hạn chế nguy cơ gây các bệnh tim mạch cho bản thân. Đặc biệt, khi BMI trên 40 thì đây là mức báo động nghiêm trọng, có nguy cơ gây nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch và thậm chí dẫn đến tử vong.
Tương tự với nữ, nam giới dưới 18 tuổi cũng được xác định là đang trong giai đoạn dậy thì với tốc độ phát triển mạnh nhất về thể trạng. Dưới đây là bảng thông tin về chiều cao cân nặng dưới 18 tuổi của phái mạnh:
Độ tuổi |
Chiều cao |
Cân nặng |
Giai đoạn từ 5 – 13 tuổi |
||
5 tuổi |
109.2 cm |
18.4 kg |
6 tuổi |
115.5 cm |
20.6 kg |
7 tuổi |
121.9 cm |
22.9 kg |
8 tuổi |
128 cm |
25.6 kg |
9 tuổi |
133.3 cm |
28.6 kg |
10 tuổi |
138.4 cm |
32 kg |
11 tuổi |
143.5 cm |
35.6 kg |
12 tuổi |
149.1 cm |
39.9 kg |
13 tuổi |
156.2 cm |
45.8 kg |
Giai đoạn từ 14 – 18 tuổi |
||
14 tuổi |
163.8 cm |
47.6 kg |
15 tuổi |
170.1 cm |
52.1 kg |
16 tuổi |
173.4 cm |
53.5 kg |
17 tuổi |
175.2 cm |
54.4 kg |
18 tuổi |
175.7 cm |
56.7 kg |
Tại sao có sự chênh lệch với bảng đo của thế giới?
Có nhiều yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa bảng chuẩn chiều cao cân nặng của người Việt Nam mới nhất so với tiêu chuẩn của thế giới do WHO công bố. Một số nguyên nhân chủ yếu là:
- Di truyền về chủng tộc: Các bảng chỉ số thế giới được WHO công bố được xây dựng dựa trên các dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các quốc gia như Brazil, Ghana, Ấn Độ, Na Uy, Oman và Hoa Kỳ - những chủng tộc có thể trạng mạnh mẽ, tạo ra sự sai số và chênh lệch với người Châu Á.
- Điểm hạn chế của chỉ số BMI: Bảng chỉ số của WHO được xây dựng dựa theo chỉ số BMI. Mặc dù đây là chỉ số đo lường phổ biến nhất thế giới nhưng vẫn có điểm hạn chế là không thể đo lường được tỷ trọng mỡ, cơ bắp trong cơ thể. Do đó, tiêu chuẩn chiều cao cân nặng sẽ chỉ mang tính tương đối. Chẳng hạn như một người thường xuyên tập Gym có cân nặng 85kg và chiều cao 185cm sẽ được xem là giai đoạn tiền béo phì với BMI 24.8 nhưng trên thực tế cơ thể của người này lại có khối lượng cơ bắp tốt, tỷ lệ mỡ thấp.
Các yếu tố giúp kiểm soát chiều cao cân nặng thông qua chế độ ăn và vận động
Để kiểm soát cơ thể nằm ở trong mức được khuyến nghị trong bảng chuẩn chiều cao cân nặng của người Việt Nam mới nhất, chúng ta có thể dựa vào việc kiểm soát chế độ ăn, chỉ số dinh dưỡng và vận động thể thao.
Chỉ số dinh dưỡng
Dinh dưỡng có khả năng ảnh hưởng từ 20 - 40% đến tình trạng sức khỏe của cơ thể. Một số chất dinh dưỡng mà bạn nên chú ý bổ sung cho cơ thể tránh các tình trạng còi cọc, kém phát triển thể trạng như sau: Protein (khối lượng cơ bắp), Canxi, Photpho, Vitamin D (chất khoáng trong xương), các loại khoáng chất và vitamin khác (đảm bảo hệ miễn dịch).
Vận động
Vận động thể thao giúp cơ thể đốt cháy được lượng mỡ thừa, siết được các khối cơ bắp và kích thích tuyến yên tiết ra nhiều hóc môn tăng trưởng. Tuy nhiên, bạn nên có kế hoạch tập luyện theo cường độ phù hợp để tránh trường hợp cơ thể bị quá sức. Đối với người chưa đủ 19 tuổi, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia về chế độ tập luyện để tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cơ thể.
Chế độ sinh hoạt
Ngoài dinh dưỡng, vận động thể thao thì chế độ sinh hoạt cũng ảnh hưởng nhiều đến sự cân đối và sức khỏe của cơ thể, chẳng hạn như nếu mất ngủ, căng thẳng kéo dài hay thường sử dụng chất kích thích, rượu bia,... cơ thể sẽ dễ bị tăng hoặc giảm cân mất kiểm soát. Việc theo dõi và đảm bảo cơ thể nằm trong mức khuyến cáo dựa trên chuẩn chiều cao cân nặng của người Việt Nam mới nhất sẽ giúp bạn duy trì được tình trạng tốt nhất của cơ thể.
Một số câu hỏi thường gặp về bảng chuẩn chiều cao cân nặng
- Tình trạng thừa cân ảnh hưởng đến chiều cao như nào?
Nếu bị thừa cân, cơ thể sẽ tạo ra gánh nặng lên các khớp và xương. Đặc biệt là ở độ tuổi dậy thì, tình trạng béo phì có thể gây khó khăn cho việc phát triển chiều cao và các lớp mỡ quá dày sẽ làm giảm hóc môn tăng trưởng nội sinh trong cơ thể.
- Uống đủ nước có giúp cải thiện chỉ số cân đối của cơ thể không?
Câu trả lời là có, việc uống đủ nước sẽ giúp cơ thể được bổ sung các ion và khoáng chất tự nhiên, giúp cải thiện mật độ xương từ đó cải thiện chiều cao và độ chắc khỏe xương. Ngoài ra, uống đủ nước cũng thúc đẩy quá trình đốt cháy calo giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn.
Bạn vừa tìm hiểu về chuẩn chiều cao cân nặng của người Việt Nam mới nhất. Hy vọng rằng với những thông tin trên, bạn sẽ có kế hoạch để tập luyện, thay đổi thói quen và chế độ ăn uống để có được cơ thể cân đối và khỏe mạnh nhất.