Bản di chúc tự 'vả mặt' của Từ Hi Thái hậu khiến hậu thế chỉ trích 'vô liêm sỉ'

Trước khi Từ Hi Thái hậu qua đời, bà đã viết 3 bản di chúc, trong đó có một bản tự 'vả mặt' mình khiến hậu thế bức xúc.

Nếu quan tâm đến lịch sử Trung Quốc thì sẽ biết nhà Thanh chính là triều đại phong kiến cuối cùng của lịch sử Trung Quốc. Tổng cộng trong triều đại nhà Thanh có 12 vị hoàng đế nhưng chỉ tồn tại được 276 năm từ khi Hoàng Thái Cực đổi quốc hiệu từ nhà Hậu Kim thành nhà Thanh vào năm 1636. 

tu-hi-thai-hau-1678711553.jpeg
 

Đáng nói là trong hơn 200 năm thì đã có gần nửa thế kỷ do người phụ nữ nắm quyền mang tên Từ Hi Thái hậu. Sử sách miêu tả Từ Hi Thái hậu như một bạo chúa gây nên nhiều sóng gió cho vương triều nhà Thanh. Bà đã buông tay trần thế vào năm 1908. Tuy nhiên, trước khi từ trần, bà đã lập ra 3 bản di chúc và một trong số đó liên quan mật thiết đến quyền lực của chính bà trong gần nửa thế kỷ đến nay vẫn bị hậu thế mắng mỏ. 

Theo các ghi chép của Thanh cung, Từ Hi Thái hậu đã để lại 3 di chúc. Đầu tiên là truyền lại ngai vàng cho Hoàng đế Phổ Nghi – con trai trưởng của Thuần Thân vương Tải Phong và tôn Thái tử Thuần Tại Phong làm nhiếp chính, đề phòng đại sự phải thỉnh thái hậu chiếu chỉ. Thứ hai, nữ nhân từ nay về sau không thể tham gia quốc sự, điều này trái với gia pháp của triều đại này, nhất định phải nghiêm khắc hạn chế. Thứ ba, không nên để hoạn quan lộng hành, sự kiện cuối triều Minh có thể lấy làm bài học.

tu-hi-thai-hau2-1678711553.jpeg
 

Thế nhưng, ba tờ di chúc này được cho là cực kỳ không biết xấu hổ. Trước hết hai điểm đầu là truyền lại ngai vàng cho Hoàng đế Phổ Nghi và tôn Thái tử Thuần Tại Phong làm nhiếp chính thì không thành vấn đề. Nhưng nếu có vấn đề xin hỏi thái hậu, vị thái hậu này chính là Long Dụ Hoàng Hậu hay Long Dụ Thái hậu, tức là cháu gái của Từ Hi Thái hậu. Trước khi chết, Từ Hi Thái hậu lập di chúc như vậy, có lẽ là vì bà hy vọng rằng quyền lực vẫn nằm trong tay gia đình mình. Mà điều thứ hai lại càng gây phẫn nộ, khi chân trước thái hậu đưa ra mệnh lệnh, chân sau nói nữ nhân không được tham chính, không phải mâu thuẫn hay sao?

Hơn nữa, người ta nói rằng phụ nữ không nên can thiệp vào chính trị, bản thân Từ Hi Thái hậu đã tham gia chính trường hàng chục năm và bà chưa bao giờ trao lại quyền lực thực sự cho hoàng đế Đồng Trị và Quang Tự.

tu-hi-thai-hau3-1678711589.jpeg
 

Di chúc thứ ba cũng không hữu dụng lắm. Từ khi hoạn quan hãm hại nhà Minh, đến nhà Thanh thống trị thì hoạn quan đã bị quản chặt. Hơn hai trăm năm nhà Thanh cai trị, chưa phát hiện hoạn quan nào làm loạn, thế lực của hoạn quan cũng không lớn. Ngoại lệ duy nhất là ở đây tại thời vua Hàm Phong, các phi tần đều tham gia vào chính trị, vì vậy không có gì lạ khi các thế hệ sau không ngừng nguyền rủa Từ Hi Thái hậu.

Nguồn Sohu