Nghề thuốc độc đáo của dân tộc Dao, Ba Vì
Ba Vì là một xã miền núi nằm trên triền núi thuộc huyện Ba Vì với dân số chiếm 98% là người đồng bào dân tộc Dao. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, người Dao nơi đây đã xóa dần cuộc sống du canh, du cư để ổn định và phát triển kinh tế. Thế nhưng, người Dao Ba Vì không tách khỏi một nghề truyền thống của cha ông là làm thuốc chữa bệnh.
Họ làm thuốc chữa bệnh với mục đích trước hết để tự chữa bệnh cho người trong dân tộc mình, sau đó là chữa cho mọi người. Điều không thể phủ nhận là người Dao Ba Vì có được khả năng này là nhờ vào sự kế thừa tri thức cổ truyền của dân tộc, cũng như kế thừa kinh nghiệm gia truyền của chính dòng tộc, gia đình. Để tìm được những vị thuốc quý hiếm ẩn mình trên núi cao đại ngàn, người Dao buộc phải khổ công lặn lội trong rừng sâu, núi thẳm để tìm kiếm. Nghề thuốc muốn duy trì và phát triển được thì không chỉ dừng lại ở việc sử dụng dược liệu để bốc thuốc, mà còn bắt đầu từ công việc tìm kiếm cây thuốc, chế biến, bắt bệnh và bốc thuốc.
Để tiêu thụ sản phẩm, người Dao ở thường gùi thuốc đến các chợ trong xã, trong huyện, các hội chợ và triển lãm để bán sản phẩm. Mấy năm trở lại đây, với sự phát triển của công nghệ, thế hệ những người trẻ của các gia đình nối nghiệp ông cha đã sử dụng mạng xã hội như facebook, zalo để quảng bá giới thiệu nét đẹp tinh hoa làng nghề. Với thương hiệu tập thể được khẳng định qua thời gian, nhiều khách hàng ở xa biết tiếng đã đặt hàng qua mạng, bà con đóng gói, chuyển xe khách đến tận tay người tiêu dùng.
Giữ gìn và phát huy bài thuốc gia truyền để cứu người
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề thuốc, bà Triệu Thị Dung đã sớm phát hiện ra nhiều điều kỳ diệu từ các bài thuốc gia truyền do ông cha để lại. Để biết làm nghề, ngay từ lúc nhỏ bà Dung đã theo cha đi hái cây thuốc trong vùng rừng núi Ba Vì. Lớn lên, với những kiến thức kinh nghiệm học hỏi, tích lũy từ cha và ông nội, bà Dung đã bốc thuốc chữa bệnh cho những người dân trong bản, trong xã và các địa phương lân cận. Với ước mơ phát triển những bài thuốc quý của gia đình đến với nhiều người bệnh hơn, bà Dung đã dày công theo học để trở thành người có tay nghề cao. Và truyền nghề lại cho con gái Dương Thị Lệ. Một trong những người con bà sớm nhìn thấy năng khiếu bẩm sinh từ nhỏ.
Hiện tại lương y Dương Thị Lệ đã học xong các lớp đào tạo chuyên môn. Nhờ kinh nghiệm được học ở trường lớp, lương y Dương Thị Lệ đã giúp mẹ hoàn thiện hơn nữa các bài thuốc quý của gia đình.
Nói về quy trình đóng gói và bảo quản thuốc, bà Dung chia sẻ thêm rằng sau khi thu hái dược liệu được thì mang về và băm hay chặt thành những kích cỡ khác nhau, phù hợp với mỗi loại dược liệu. Sau đó, dược liệu đã sơ chế này được rửa sạch để phơi hay sấy khô. Mỗi loại dược liệu có cách phơi sấy khô rất khác nhau, sao cho việc phơi sấy vẫn đảm bảo trọn vẹn công dụng của mỗi một loại dược liệu. Đây là công đoạn đòi hỏi người làm thuốc phải xử lý dược liệu một cách rất công phu, tỉ mỉ. Sau công đoạn này, thuốc được lưu giữ như đóng gói, cất trong những dụng cụ bảo quản để sau đó dùng bốc thuốc hay chế biến thành những dạng khác. Những công việc như thế là công đoạn làm thuốc hay sơ chế thuốc.
Mỗi một thang thuốc chữa bệnh là những vị thuốc khác nhau được bốc nghiêm ngặt, chuẩn xác theo đúng loại thuốc và liều lượng. Hiện tại bà Dung tinh thông hơn 100 bài thuốc, trong đó có nhiều bài thuốc hay chữa hiệu quả các bệnh như đau xương khớp, vôi thoái hóa cột sống hay thoát vị đĩa đệm, dạ dày, xương khớp, phụ khoa... Đây là căn bệnh khiến cho người mắc phải cảm giác khó khăn khổ sở trong việc đi lại, cũng vì thế nó hầu như làm mất khả năng hoạt động của người bệnh. Ngày xưa thuốc được sử dụng theo cách thông thường là “sắc thuốc” để uống và “tắm thuốc”. Ngày nay, với việc không ngừng học hỏi và cải tiến các phương thuốc bí truyền của dân tộc, lương y Dương Thị Lệ cùng con mẹ đã tìm tòi nghiên cứu kết hợp các cây thuốc để chế ra một số loại cao chữa được nhiều bệnh khác nhau.
Với bà Triệu Thị Dung động lực để bà cố gắng hơn nữa đó chính là nụ cười nhẹ nhõm của những người bệnh đã được bà chữa trị và thoát khỏi sự hành hạ của những căn bệnh không ai muốn. Với niềm đam mê lớn lao trong việc chữa bệnh cứu người, bà Dung và con gái luôn mong muốn đưa những bài thuốc cổ phương của dân tộc Dao đến với nhiều bệnh nhân hơn nữa.
Mọi thông tin liên hệ:
Mế Triệu Thị Dung
Thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội
SĐT/ZALO: 0839.203.892
Trang thông tin nhà thuốc: http://nhathuocgiatruyentrieuthidung.com