Ăn cơm xong, vì sao không nên rửa bát ngay? Hóa ra nhiều người vẫn làm sai mà không biết

Sau khi ăn cơm xong, nhiều người sốt sắng đi rửa bát ngay. Thực chất, bạn không nên làm như vậy.

Nhiều người có thói quen dọn dẹp ngay sau khi nấu ăn hoặc ăn xong, chẳng hạn như mang xoong nồi, bát đĩa bẩn đi rửa ngay lập tức. Tuy nhiên, thói quen này có thể không tốt như bạn nghĩ.

Nước máy thường có nhiệt độ thấp, lạnh. Nếu bạn rửa xoong nồi còn nóng ngay dưới nước lạnh, có thể gây hại cho đồ dùng. Nước lạnh sẽ làm giảm độ bền của xoong nồi do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, dẫn đến nguy cơ nứt vỡ, đặc biệt là với các vật dụng như chảo gang, đồ thủy tinh, hoặc chảo chống dính. Tương tự, bát đĩa có thức ăn còn nóng hoặc ấm cũng không nên rửa ngay để tránh làm giảm độ bền của chúng.

Nhiều người có thói quen dọn dẹp ngay sau khi nấu ăn hoặc ăn xong, chẳng hạn như mang xoong nồi, bát đĩa bẩn đi rửa ngay lập tức.

Nhiều người có thói quen dọn dẹp ngay sau khi nấu ăn hoặc ăn xong, chẳng hạn như mang xoong nồi, bát đĩa bẩn đi rửa ngay lập tức.

Tốt nhất là bạn nên đợi khoảng 10-15 phút sau khi ăn để bát đĩa nguội hẳn trước khi rửa. Cách này giúp bát đĩa dần nguội và giảm nguy cơ bị hư hại do thay đổi nhiệt độ đột ngột. Nếu bát đĩa đã nguội và không còn hơi nóng, bạn có thể rửa ngay mà không cần chờ đợi thêm.

Một số thói quen sai lầm khi rửa bát đĩa cần tránh để không gây hại cho sức khỏe:

Ngâm bát quá lâu trong chậuNhiều người có thói quen ngâm bát đĩa trong chậu từ bữa sáng đến bữa tối hoặc thậm chí để vài ngày mới rửa. Tuy nhiên, việc ngâm bát lâu trong nước tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Đặc biệt vào mùa hè, thực phẩm thừa trên bát đĩa sẽ nhanh chóng biến chất và gây thối rữa, khiến vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng. Theo nghiên cứu, sau 10 giờ ngâm, số vi khuẩn có thể tăng lên gấp 70.000 lần so với ban đầu. Do đó, nên rửa bát ngay sau khi ăn hoặc nếu phải ngâm, chỉ nên ngâm trong tối đa 4 tiếng.

Tiết kiệm nước khi rửa bát

Nhiều người tiết kiệm nước bằng cách dùng ít nước khi rửa bát, nhưng điều này có thể không rửa sạch hoàn toàn hóa chất từ nước rửa chén. Khi dùng bát đĩa chứa dư lượng nước rửa chén để đựng thức ăn, các hóa chất này có thể xâm nhập vào cơ thể và gây hại cho sức khỏe.

Nhiều người tiết kiệm nước bằng cách dùng ít nước khi rửa bát, nhưng điều này có thể không rửa sạch hoàn toàn hóa chất từ nước rửa chén.

Nhiều người tiết kiệm nước bằng cách dùng ít nước khi rửa bát, nhưng điều này có thể không rửa sạch hoàn toàn hóa chất từ nước rửa chén.

Lạm dụng nước rửa chén

Nước rửa chén là sản phẩm phổ biến trong việc tẩy rửa bát đĩa, nhưng việc sử dụng quá nhiều có thể để lại dư lượng hóa chất trên bát đĩa. Việc này không chỉ gây lãng phí mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu không được rửa sạch hoàn toàn.

Cất bát đĩa vào tủ ngay sau khi rửa

Nhiều người cất bát đĩa vào tủ ngay sau khi rửa mà không lau khô. Đặc biệt, đũa gỗ sau khi rửa thường giữ độ ẩm cao, và nếu không được làm khô trước khi cất, môi trường tối và ẩm ướt trong tủ có thể tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, thậm chí sản sinh aflatoxin, gây hại cho sức khỏe. Do đó, hãy lau khô hoặc sấy khô bát đĩa trước khi cất vào tủ.