5 mẹo hay khử mùi hôi của thịt vịt, đem nấu món gì cũng thơm ngon

Thịt vịt có mùi hôi tự nhiên và cần được sơ chế cũng như nấu đúng cách để loại bỏ cũng như giúp món ăn thơm ngon, hấp dẫn hơn.

Thịt vịt là loại thực phẩm có giá trị dinh dương cao nhưng thường có mùi hôi đặc trưng. Trong quá trình sơ chế và nấu, bạn cần nắm được những bí quyết nhất định để loại bỏ mùi hôi này.

Khử mùi hôi của thịt vịt trước khi sơ chế

Thông thường, vịt non sẽ hôi hơn vịt trưởng thành. Ngoài ra, thịt vịt non cũng nhão hơn. Vì vậy, khi mua, bạn nên chọn những con vịt vừa đạt độ lớn, không quá già cũng không quá non.

Bên cạnh đó, nếu có thể chọn được những con vịt được nuôi bằng thức ăn từ thực vật như cám gạo, thóc, bã bia, bã đậu, hèm rượu, thân chuối... thì càng tốt. Loại vịt này sẽ có thịt thơm, ít mùi hôi. Tuy nhiên, thông thường, loại vịt được nuôi bằng thức ăn thực vật và động vật kết hợp (chẳng hạn như dùng bột xương, bột cá, cá tạp...) sẽ có sản lượng nhiều hơn do nuôi theo cách này vịt sẽ nhanh lớn, nhanh tăng cân. Thịt vịt nuôi kiểu này thường hôi hơn, nhất là khi vịt thay lông.

Để khử mùi hôi của vịt, theo những người có kinh nghiệm, trước khi cắt tiết, hãy đổ một ít rượu trắng vào miệng vịt. Làm như vậy, vịt sẽ nhả hết mùi hôi.

Nhổ lông vịt đúng cách

Nhổ lông vịt đúng cách cũng giúp khử mùi hôi của vịt. Bạn cần đun sôi nước và thêm một ít lá khế hoặc rau muống, hoặc một ít vôi. Những loại nguyên liệu này giúp việc vặt lông vịt được diễn ra thuận lợi, dễ dàng hơn. Ngoài ra, nó cũng góp phần khử mùi hôi của vịt.

Nhúng con vịt vào nước nóng đã chuẩn bị trước, cần đảm bảo cho toàn bộ lông vịt được ngấm nước. Dùng tay miết sát xuống da vịt và nhổ lông vịt theo nhiều lông mọc để loại bỏ hết cả các sợi lông nhỏ.

Nếu thấy chân lông của con vịt có chất màu đen thì cũng cần nặn sạch.

Cắt bỏ phao câu vịt

Đây là một trong những nguyên nhân khiến món thịt vịt bị hôi. Nhiều người thích ăn phần phao câu nhưng nơi đây tập trung nhiều tuyến dịch bạch huyết, chính là nơi tập trung nhiều vi khuẩn, vi trùng và các tạp chất khác. Do đó, ngay trong khi sơ chế, bạn nên cắt bỏ phần phao câu để loại bỏ các chất có hại cũng như khử mùi hôi cho thịt vịt.

Rửa thịt vịt khử mùi hôi

Sau khi đã vặt sạch lông vịt, bạn cần rửa vịt với một số nguyên liệu có săn trong bếp để loại bỏ các chất bẩn cũng như mùi hôi. Chanh, giấm, muối hạt hoặc rượu, gừng đập dập đều gúp làm sạch, khử mùi hôi của thịt vịt.

Bạn chỉ cần chà xát các nguyên liệu này lên mặt trong và mặt ngoài của con vịt rồi rửa lại bằng nước sạch là được. Để con vịt ráo nước trước khi chế biến.

Có nhiều cách khách nhau để khử mùi hôi của thịt vịt.
Có nhiều cách khách nhau để khử mùi hôi của thịt vịt.

Chú ý khi luộc thịt vịt

Khi luộc vịt, bạn nên sử dụng nước sôi già. Da thịt vịt thường dày nên tránh được tình trạng da bị nứt khi luộc bằng nước nóng. Để món vịt luộc thơm ngon hơn, bạn hãy cho thêm một vài củ hành khô, vài nhánh gừng rửa sạch và đập dập.

Khi nước sôi, hãy vặn nhỏ lửa cho phần bên trong của con vịt chín hoàn toàn. Thời gian luộc vịt sẽ thay đổi tùy theo kích thước của con vịt. Lưu ý, khi luộc vịt, cần phải sử dụng nồi đủ lớn, lượng nước đủ nhiều để ngập toàn bộ con vịt, giúp tránh tình thịt vịt bị thêm đen, kém đẹp mắt.

Để kiểm tra xem thịt vịt đã chín hay chưa, hãy lấy chiếc đũa hoặc que tre nhọn chọ vào những phần thịt dày của con vịt. Nếu không có nước hồng chảy ra tức là vịt đã chín.