Thủy kích
Thủy kích luôn là nỗi lo lắng lớn nhất của hầu hết các tài xế sau khi di chuyển qua những vùng ngập nước, đặc biệt những vùng có mức ngập đến quá tâm bánh xe.
Thủy kích là hiện tượng nước tràn vào buồng đốt của xi-lanh qua đường hút gió khi động cơ đang hoạt động, khiến cho piston bị chặn lại và nhiên liệu không thể cháy trong buồng đốt, dẫn đến chết máy.
Lúc này, nếu lái xe cố khởi động lại động cơ, hệ thống hút gió sẽ tiếp tục hoạt động, các piston được trục khuỷu đẩy lên rất nhanh để tiếp tục thực hiện quá trình nén khí. Tuy nhiên lượng nước lọt vào buồng đốt sẽ tác động một lực cực lớn ngược trở lại. Hai lực này sẽ ép tay biên (tay dên) biến dạng.
Nhẹ thì tay biên sẽ bị cong, thành xi-lanh bị trầy xước. Nặng thì tay biên bị gãy, dẫn đến chọc thủng thành xi-lanh, phá huỷ động cơ.
So với động cơ xăng, động cơ diesel dễ bị thủy kích và hư hỏng nặng hơn. Lý do là vì động cơ diesel có tỉ số nén cao hơn, buồng cháy nhỏ hơn nên lượng nước lọt vào động cơ ít cũng có thể gây thủy kích.
Chi phí để thay thế phục hồi động cơ xe hơi bị thủy kích rất đắt, dao động từ vài chục đến cả trăm triệu đồng.
Do vậy, khi lỡ di chuyển vào vùng ngập nước sâu, nên làm gì để tránh bị thủy kích?
- Tắt điều hòa giúp giảm tải cho động cơ, tránh việc quạt gió bắn nước lên họng hút gió, đồng thời tránh việc hư hỏng quạt do quấn phải rác thải hoặc nặng do lực cản nước.
- Với xe số sàn, về số 1 và tuyệt đối không đạp côn khi đang chạy qua chỗ ngập để tránh bị tắt máy giữa chừng. Với xe số tự động, chuyển sang chế độ bán tự động để tránh tình trạng xe tự chuyển về số thấp khiến ga bị yếu, dẫn tới nước tràn vào động cơ thông qua ống pô.
- Từ tốn chạy qua vùng ngập. Giữ đều ga và duy trì vòng tua máy phù hợp. Lưu ý tránh xe cùng chiều hoặc ngược chiều bởi nó có thể tạo sóng, khiến nước dâng cao hơn và tràn vào hệ thống hút gió.
- Trong trường hợp nhận định khu vực nước ngập quá sâu, tuyệt đối không được khởi động máy. Cũng không nên mở cửa xe vì nước cao hơn thành cửa sẽ tràn vào trong cabin, gây hư hỏng các hệ thống điện và nội thất. Chi phí sửa chữa lại càng tốn kém.
- Nếu xe bị chết máy giữa vùng ngập nước, hãy đứng yên tại chỗ, gọi điện cho cứu hộ ô tô, cung cấp đầy đủ thông tin để được hỗ trợ.
2. Hư hỏng hệ thống nhiên liệu
Theo các chuyên gia cơ khí, việc nước mưa lọt vào hệ thống nhiên liệu là do bạn nạp nhiên liệu khi thời tiết đang mưa hoặc hệ thống nhiên liệu không được nắp chặt dẫn đến việc nước mưa theo vào đường dẫn. Ngoài ra, khi đi vào đoạn đường ngập nước quá cao cũng khiến tình trạng này xảy ra.
Khi bị lọt nước vào bình nhiên liệu, ô tô có thể xuất hiện hiện tượng như máy rung giật mất công suất, có tiếng kêu lớn từ động cơ, xe đang chạy bị tắt máy, lúc này không nên cố nổ máy lại mà liên lạc với các trung tâm chăm sóc xe để đưa xe về kiểm tra.
3. Hư hỏng hệ thống điện
Đây cũng là hệ thống hư hỏng thường xuyên nhất khi xe ô tô bị ngập nước, có thể dẫn đến nguy cơ chập điện, rất nguy hiểm. Khi hệ thống điện gặp vấn đề có thể dẫn đến việc đèn pha, đèn xi-nhan, đèn nội thất, hệ thống điều hòa, hệ thống âm thanh giải trí,… không thể hoạt động được.
Hệ thống dây điện và các đầu cắm chạy quanh thân xe, ở khu vực bệ trung tâm rất dễ bị chập và cháy khi còn đọng nước bên trong. Các rắc nối cần được kiểm tra lại và xịt khô để đảm bảo độ tiếp xúc.
Cánh cửa xe bị ngập sâu sẽ đọng rất nhiều nước bên trong, ảnh hưởng đến hoạt động của các loa và dây dẫn, vì vậy quá trình vệ sinh phục hồi nội thất xe cũng không thể bỏ qua khu vực này.
Cách xử lý xe máy không đề nổ được do ngập nước
SUV 7 chỗ siêu đẹp giá hơn 900 triệu sắp ra mắt, cạnh tranh Fortuner, Santa Fe