2 trường hợp công chứng viên từ chối công chứng di chúc nhà đất, là trường hợp nào?

Luật Công chứng 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2025 quy định 2 trường hợp công chứng viên từ chối công chứng di chúc nhà đất.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 58 Luật Công chứng 2024:

2 trường hợp công chứng viên từ chối công chứng di chúc nhà đất, là trường hợp nào?
2 trường hợp công chứng viên từ chối công chứng di chúc nhà đất, là trường hợp nào?

1. Người lập di chúc không được ủy quyền cho người khác mà phải tự mình ký hoặc ký và điểm chỉ vào bản di chúc được công chứng. Trường hợp người lập di chúc không ký được và không điểm chỉ được thì việc lập di chúc phải có người làm chứng theo quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật này.

2. Trường hợp công chứng viên nhận thấy người lập di chúc có dấu hiệu bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì công chứng viên từ chối công chứng di chúc đó.

3. Trường hợp tính mạng người lập di chúc bị cái chết đe dọa thì người lập di chúc không phải xuất trình đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này nhưng phải ghi rõ trong văn bản công chứng.

Sau 3 tháng kể từ thời điểm lập di chúc theo quy định tại khoản này mà người lập di chúc không còn trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng thì người lập di chúc phải nộp đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này, nếu người lập di chúc không nộp đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này thì văn bản công chứng di chúc không có hiệu lực.

2 trường hợp công chứng viên từ chối công chứng di chúc nhà đất, là trường hợp nào?
2 trường hợp công chứng viên từ chối công chứng di chúc nhà đất, là trường hợp nào?

Theo đó, nếu thuộc một trong những trường hợp sau thì công chứng viên sẽ từ chối công chứng di chúc nhà đất:

- Người yêu cầu công chứng không phải là người lập di chúc (người lập di chúc không được ủy quyền mà phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc).

- Công chứng viên nhận thấy người lập di chúc có dấu hiệu bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì công chứng viên từ chối công chứng di chúc đó.