Phần rễ của cây đinh lăng được coi là một loại dược liệu quá. Nghiên cứu của khoa học hiện đại chỉ ra rằng trong rễ đinh lăng chứa 0,3% glucozit, alcaloit, saponin, tanin, 13 loại axit amin và vitamin B1. Người ta đánh giá rằng rễ đinh lăng có một số hoạt chất mang công dụng giống với các hoạt chất có trong nhân sâm.
Theo Đông y, rễ đinh lăng có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính ấm, tác dụng tiêu sưng viêm, thông huyết mạch, giảm đau. Ngoài ra, rễ đinh lăng cũng được sử dụng trong các bài thuốc bồi bổ trong trường hợp cơ thể mệt mỏi, suy nhược, yếu sức. Khi bào chế rễ đinh lăng, nên rút bỏ phần lõi.
Tác dụng của nước rễ đinh lăng
Rễ đinh lăng thường được thu hoạch với những cây trồng từ 3 năm trở lên và vào mùa thu đông. Lúc này, rễ mềm, có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Người dùng chỉ cần rửa sạch đất bám trên rễ, cắt bỏ phần rễ sát với gốc thân. Rễ nhỏ có thể dùng cả lõi; với rễ lớn, nên loại bỏ phần lõi rồi mới dùng.
Thái mỏng rễ đinh lăng rồi đem phơi ở chỗ thoáng mát, khô ráo để giữ được chất lượng và mùi thơm tốt nhất. Phơi đến khi rễ đinh lăng khô.
Có nhiều cách dùng rễ đinh lăng khác nhau. Có thể dùng rễ đinh lăng khô trực tiếp, không tẩm ướp thêm các nguyên liệu. Một cách khác là đem tẩm rượu gừng rồi sao qua, sau đó tẩm thêm mật ong và sao thơm.

Lấy khoảng 8-16 gram rễ đinh lăng thái nhỏ, sao vàng sắc cùng 400ml nước đến khi nước còn khoảng 100ml là được. Chắt lấy phần nước sắc để uống. Hoặc lấy 5-10 gram rễ đinh lăng đã sao tẩm, hãm với nước sôi như hãm trà. Dùng để uống như một loại trà bình thường. Loại nước này có tác dụng đối với phụ nữ sau sinh, giúp chống đau dạ con, kích thích tiết sữa
Ngoài ra, kết hợp rễ đinh lăng với các dược liệu khác sẽ giúp tạo ra các bài thuốc trị bệnh khác.
Để trị sốt, nhức đầu, háo nước, đau tức ngực, nước tiểu vàng, hãy lấy 30 gram rễ đinh lăng tươi, 10 gram lá hoặc vỏ chanh, 10 gram vỏ quýt, 20 gram rễ sài hồ, 20 gram lá tre, 30 gram cam thảo dây, 30 gram rau má, 20 gram chua me đất. Tất cả các nguyên liệu được rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào nồi, đổ ngập nước. Sắc đến khi nước còn lại khoảng 250ml là được. Chắt nước này ra và chia làm 3 lần uống trong ngày.
Để trị thiếu máu, hãy chuẩn bị các nguyên liệu gồm rễ đinh lăng, thục địa, hà thủ ô, hoàng tinh, mỗi loại 10 gram; 20 gram tam thất tán nhỏ, râu bột sắc uống ngày 100 gram.
Người không nên dùng rễ đinh lăng
Rễ đinh lăng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên sử dụng. Theo đó, tác dụng của loại dược liệu này với phụ nữ mang thai vẫn còn được nghiên cứu. Vì vậy, bà bầu nên thận trọng khi sử dụng.
Ngoài ra, người bị bệnh gan hoặc người đang sử dụng thuốc điều trị các loại bệnh khác nên cẩn trọng khi sử dụng rễ đinh lăng. Để đảm bảo an toàn đối với sức khỏe, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.