Quả nhàu có tác dụng gì? Ngạc nhiên trước những lợi ích của vị thuốc dân gian này

Nhiều người tỏ ra băn khoăn không biết quả nhàu có tác dụng gì mà lại được quan tâm đến vậy. Trên thực tế, loại quả này được biết đến như một bài thuốc dân gian có tác dụng cải thiện sức khỏe, hỗ trợ kiểm soát các bệnh thường gặp như xương khớp, tiểu đường, huyết áp và nhuận tràng.

1. Đặc điểm của cây nhàu

Để giải đáp được thắc mắc quả nhàu có tác dụng gì bạn nên biết những thông tin về đặc điểm của loại cây này để dễ dàng nhận ra chúng.

Theo tìm hiểu, cây nhàu có tên khoa học Morinda Citrifolia và được xếp vào nhóm thực vật cà phê. Loài cây này phổ biến ở vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới, sinh trưởng, phát triển mạnh tại khu vực ẩm thấp như sông suối, ao hồ. 

Tại Việt Nam, cây nhàu được trồng nhiều ở Tây Nguyên, Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Bạn dễ dàng có thể phân biệt cây nhàu với các loài thực vật khác nhờ vào các đặc điểm bên ngoài như thân, lá. hoa, quả…Cụ thể:

  • Phần thân cây nhàu: Trung bình phần thân cao từ 4m đến 8m. Tùy theo độ tuổi mà phần thân sẽ có màu xanh lục hoặc nâu nhạt. 
  • Phần lá cây nhàu: Lá nhàu hình bầu dục, có hướng đối xứng, bề mặt lá màu xanh đậm có nhiều gân rõ nét.
  • Phần hoa nhàu: Hoa của loại cây này thường nở thành từng cụm. Mỗi cụm hoa giống như hình trụ, các bông hoa nhỏ có màu trắng.
  • Phần quả cây nhàu: Quả nhàu là dạng quả hạch kép. Khi quả non sẽ có màu xanh nhạt, đến lúc già quả chuyển sang màu vàng nhẹ.
  • Phần hạt: Hạt của cây nhàu thường có màu nâu đen, hình bầu dục, phần đầu hơi nhọn. Tách quả nhàu, bạn sẽ thu được rất nhiều hạt bên trong.
qua-nhau-co-tac-dung-gi-2-1713917151.jpg
Quả nhàu non thường có màu xanh, khi chín sẽ chuyển dần sang màu vàng nhẹ

2. Thành phần hóa học bên trong quả nhàu

Trước khi tìm hiểu quả nhàu có tác dụng gì, người dùng cũng cần quan tâm về thành phần hóa học bên trong loại quả này. Nhiều tài liệu đã chứng minh, bên trong quả nhàu chứa chất xơ, tinh bột, vitamin C, vitamin A, B1, B6, B12 cùng một số khoáng chất như kali, natri, sắt và canxi.

Ngoài ra, trái nhàu còn chứa một số thành phần hóa học như sterol, anthraquinonie, coumarin, alkaloids, proxeronine, polysaccharide,… 

qua-nhau-co-tac-dung-gi-3-1713917152.jpg
Quả nhàu có chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau như sterol, anthraquinonie, coumarin, alkaloids

3. Quả nhàu có tác dụng gì?

Việc nhận thức được quả nhàu có tác dụng gì là vấn đề vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc và cải thiện tình trạng sức khỏe của mỗi người. Trên thực tế, hầu hết các bộ phận của cây nhàu đều đem lại công dụng, tuy nhiên, quả nhàu mang lại tác dụng vượt trội hơn cả.

3.1. Theo Đông y

Quả nhàu có vị hăng, cay và nồng, tính mát, tác dụng nhuận tràng, thông tiện, lợi tiểu, điều kinh, hoạt huyết và hóa ứ. Chủ trị trong trường hợp táo bón, tiểu tiện không thông, điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, hạ sốt, chữa ho, hen, đau nhức xương khớp, đau đầu kinh niên.

Theo Đông y, quả nhàu còn mang đến công dụng tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

3.2. Theo y học hiện đại

Có thể bạn chưa biết trong y học hiện đại quả nhàu có tác dụng gì với sức khỏe, cách sử dụng quả nhàu thế nào là đúng nhất. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn tìm được đáp án chính xác nhất cho băn khoăn này.

  • Bảo vệ tim mạch: Nhiều người dùng quả nhàu ép lấy nước để dùng hàng ngày bởi trong nước ép nhàu chứa các thành phần dưỡng chất tốt cho tim mạch, hỗ trợ khả năng lưu thông máu, ngăn chặn máu đóng cục, hạn chế phần nào biến chứng đột quỵ.
  • Cải thiện chức năng xương khớp: Không chỉ tốt cho tim mạch, nước ép từ quả nhàu còn rất tốt cho xương khớp. 
  • Hỗ trợ kiểm soát đường huyết: Người bị đái đường nên dùng quả nhàu bởi thành phần dưỡng chất chứa trong loại quả này có thể kiểm soát lượng đường huyết. Mặt khác, tinh chất từ trái nhàu thiên nhiên kích thích độ nhạy của Insulin, tăng cường khả năng hấp thụ đường Glucose.
  • Giảm mệt mỏi: Uống một ly nước nhàu sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn.
  • Tăng cường trí nhớ: Tinh chất trái nhàu hoàn toàn có khả năng cải thiện trí nhớ bởi thành phần dưỡng chất trong loại quả này sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ bắt đầu thúc đẩy hoạt động truyền máu lên não. Nhờ đó, trí nhớ cũng được cải thiện.
  • Chăm sóc da: Sử dụng nước nhàu hàng ngày chính là cách đơn giản giúp chăm sóc da, cải thiện độ tươi trẻ cho làn da. Lý do là trong quả nhàu chứa hoạt chất kích thích khả năng sản sinh Collagen, làm tăng độ đàn hồi tự nhiên cho da.
  • Hỗ trợ điều trị ung thư: Trái nhàu chứa hoạt chất Damnacanthal, kích thích quá trình chống lại sự phát triển của tế bào ung thư ác tính. Đồng thời, ngăn không cho máu truyền đến khối u, kìm hãm tốc độ lây lan của khối u sang khu vực khác.
  • Ngăn trào ngược dạ dày: Một loại dịch sản sinh trong quả nhàu có khả năng ngăn chặn niêm mạc tiết quá nhiều dịch. Từ đó giảm bớt triệu chứng trào ngược dạ dày, phòng ngừa viêm dạ dày.
qua-nhau-co-tac-dung-gi-4-1713917151.jpg
Sử dụng quả nhàu có thể giúp bạn tăng cường trí nhớ

4. Một số cách chế biến quả nhàu

Sau khi biết được quả nhàu có tác dụng gì, bạn cũng không nên bỏ qua các thông tin về các cách chế biến loại quả này để mang lại hiệu quả tốt hơn.

4.1. Nước cốt quả nhàu

Không chỉ quan tâm đến quả nhàu có tác dụng gì, cách làm được cốt quả nhàu cũng là thắc mắc được nhiều người dùng đặt ra. 

Để làm được chai nước cốt chất lượng, bạn cần chuẩn bị 1kg quả nhàu tươi, chín vàng, sau đó đem rửa sạch, xay nhuyễn. Tiếp theo, trộn phần nhàu đã xay nhuyễn với 200 gram đường cát trắng. và cho hỗn hợp này vào bình thủy tinh, đậy nắp ủ khoảng 5 ngày.

Sau 5 ngày, bạn cho thêm 1,2 lít rượu trắng 40 độ vào bình và trộn đều. Cuối cùng, bạn lọc  lấy nước cốt quả nhàu tươi, cho vào lọ thủy tinh sạch để sử dụng dần.

4.2. Ngâm rượu nhàu

Ngoài việc tìm hiểu quả nhàu có tác dụng gì, người dùng cần nắm được cách ngâm rượu nhàu để có thể tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng từ loại quả này. Thực hiện cách ngâm rượu nhau theo các công đoạn dưới đây, đảm bảo bạn sẽ thu được bình rượu chất lượng.

  • Bước 1: Nhàu sau khi mua về bạn cần sơ chế bằng cách rửa sạch, để ráo, cắt làm đôi. Sau đó đem phơi 2 đến 3 nắng để quả héo lại.
  • Bước 2: Cho quả Nhàu đã phơi vào bình ngâm rượu với tỉ lệ 1kg nhàu và 2l rượu trắng (rượu 40 đến 45 độ).
  • Bước 3: Đậy kín nắp bình, để nơi khô thoáng, tránh ánh nắng. Sau khi ngâm khoảng 1 tháng bạn có thể sử dụng.

4.3. Nhàu ngâm đường

Để làm nhàu ngâm đường, bạn cần rửa sạch quả nhàu tươi rồi cắt thành 2 – 4 miếng. Sau đó cho nhàu đã cắt vào bình ngâm chung với đường. Người dùng nên ngâm theo công thức 1kg nhàu tương ứng với 400 gram đường trắng hoặc đường phèn.

Nhàu sau khi đã ngâm cần được đậy kín và để tại nơi khô ráo, thoáng mát, khoảng một tháng là bạn có thể lấy ra sử dụng.

qua-nhau-co-tac-dung-gi-5-1713917151.jpg
Thành phẩm nhàu ngâm đường phèn 

5. Những bài thuốc Đông y từ quả nhàu

Những bài thuốc Đông y từ quả nhàu sẽ là mối quan tâm hàng đầu khi bạn tìm hiểu thông tin về quả nhàu có tác dụng gì.

  • Bài thuốc trị đau nửa đầu và đau đầu kinh niên: Người dùng cần sử dụng 20 gram quả nhàu, 12 gram rau má, 12 gram củ gấu, 10 gram hau muôi trần. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi và đổ 500ml nước lọc sắc cho đến khi còn 250ml nước thuốc. Mỗi ngày uống 2 lần và uống khi thuốc còn nóng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Bài thuốc trị đau lưng, tê bại và nhức mỏi: Nguyên liệu của bài thuốc gồm 1kg quả nhàu non, 2l rượu trắng 40 độ. Nhàu sau khi rửa sạch thì cho vào 2 lít rượu để tiến hành ngâm. Mỗi ngày, uống từ 30ml đến 50ml rượu ngâm để hỗ trợ giảm các cơn đau khớp, nhức mỏi cơ và tê bại.
  • Bài thuốc trị tiêu chảy, cảm sốt và bệnh kiết lỵ: Bài thuốc gồm 3 đến 5 quả nhàu tươi, rửa sạch và cho vào 500ml nước lọc để đun. Đun sôi đến khi còn lại 200ml nước thuốc, chia thành 2 lần uống trong ngày. Sử dụng liên tục trong vòng 1 đến 3 ngày. 
  • Bài thuốc trị mất ngủ, an thần, suy nhược thần kinh và huyết áp cao: Nguyên liệu của bài thuốc gồm có 20 gram quả nhàu khô, 20 gram vỏ bưởi, 20 gram thảo quyết minh, 11 gram thổ phục linh, 7 gram rau má, 3 lát gừng tươi. Cho tất cả vào nồi cùng 500ml nước sắc còn 250ml nước thuốc. Uống nước thuốc mỗi ngày để và theo dõi quá trình cải thiện bệnh.
  • Bài thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt: Bài thuốc gồm 20 gram quả nhàu khô, 12 gram hương phụ, 20 gram ích mẫu, 6 gram cam thảo dây. Cho thang thuốc vào 750ml nước lọc sắc thành nước thuốc. Mỗi ngày chia làm 3 lần uống để ổn định lại chu kỳ kinh nguyệt.
  • Bài thuốc trị mụn nhọt ngoài da: Bạn chỉ cần chuẩn bị vài lá nhàu tươi, rửa sạch, để ráo nước và giã nát rồi đắp lên mụn nhọt. Thực hiện cho đến khi nhọt vỡ và da liền lại.
qua-nhau-co-tac-dung-gi-6-1713917151.jpg
Từ nguyên liệu gốc là quả nhàu, dân gian đã truyền tai nhau rất nhiều bài thuốc quý hiếm

6. Những lưu ý khi sử dụng quả nhàu

Song song với việc đi tìm thông tin liên quan đến quả nhàu có tác dụng gì, người dùng cần nắm rõ liều lượng, đối tượng nên và không nên dùng quả nhàu để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

6.1. Liều lượng và thời điểm

Các chuyên gia khuyến cáo, lượng quả nhàu sử dụng mỗi ngày sẽ tùy thuộc vào độ tuổi người sử dụng. Cụ thể: 

  • Người trẻ, thể trạng khỏe mạnh: Dùng 30ml/ ngày.
  • Người đang bị chấn thương hoặc mới thực hiện phẫu thuật: Dùng 180 – 240ml/ ngày trong ngày đầu tiên, sau đó duy trì 90 – 120ml/ ngày.
  • Người cao tuổi muốn bồi bổ sức khỏe: Dùng 60ml/ ngày, chia thành 2 lần uống
  • Người dùng nước ép nhàu để chữa bệnh: Uống 160ml/ ngày trong tháng đầu tiên. Sau đó điều chỉnh liều lượng tùy theo mức độ đáp ứng.
  • Người mắc các bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường và ung thư: Sử dụng 180 – 240ml/ ngày.
  • Các trường hợp mắc bệnh đe dọa trực tiếp đến tính mạnh: Sử dụng 480 – 600ml/ ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

6.2. Những ai nên và không nên sử dụng?

Thay vì đặt câu hỏi quả nhàu có tác dụng gì, bạn hãy tìm hiểu những ai nên và không nên sử dụng loại quả này để tránh gặp phải một số rủi ro không mong muốn. Quả nhàu chỉ phù hợp với những đối tượng sau:

  • Người bị đau nhức xương khớp, đau nửa đầu và bị nhức đầu kinh niên.
  • Người huyết áp thấp
  • Người có tình trạng đường huyết chưa ổn định.
  • Những trường hợp cảm sốt, hen suyễn, ho và phát ban.
  • Những trường hợp rối loạn kinh nguyệt, viêm nhiễm nấm men.
  • Những trường hợp mất ngủ, suy nhược cơ thể, căng thẳng mệt mỏi.

Người dùng cũng cần lưu ý, tránh sử dụng quả nhàu cho người huyết áp thấp, người đang sử dụng thuốc huyết áp thấp, người đang mang thai. Bên cạnh đó, cần thận trọng khi dùng nước ép nhàu cho bệnh nhân bị viêm thận.

qua-nhau-co-tac-dung-gi-7-1713917151.jpg
Người huyết áp thấp không nên sử dụng quả nhàu

6.3. Các loại thực phẩm kỵ với quả nhàu

Thực tế đã chứng minh, quả nhàu không kỵ với bất kỳ thức ăn đồ uống nào và cũng không gây ra những kích ứng nghiêm trọng nào cả. Tuy nhiên, trong trái nhàu có một số thành phần hoạt chất nên có một số nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng.

Những thông tin trên đây chính là đáp án đầy đủ nhất giúp bạn trả lời được câu hỏi quả nhàu có tác dụng gì để từ đó có cách sử dụng hợp lý, đem lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, việc tham khảo thêm những bài thuốc Đông y từ loại quả này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong quá trình cải thiện sức khỏe của bản thân và người xung quanh.