Nguyễn Trật là người duy nhất Việt Nam thi đỗ Tiến sĩ dù nộp giấy trắng

Câu chuyện về Tiến sĩ Nguyễn Trật đến nay vẫn được nhắc lại như một truyền kỳ, đặc biệt là việc ông nộp giấy trắng nhưng lại đỗ Tiến sĩ.

Trong lịch sử thi cử của Việt Nam nổi tiếng với rất nhiều nhân tài, tuy nhiên, một vị Tiến sĩ lại được quan tâm với câu chuyện tưởng chừng như một truyền kỳ trong dân gian. Người này là Tiến sĩ Nguyễn Trật - từng thi đỗ trong kỳ thi khoa cử và nhận được chức quan dù kiến thức hạn hẹp hoặc từng nộp giấy trắng.

Theo tài liệu ghi chép, ông Nguyễn Trật vốn là người làng Nguyệt Viên, huyện Hoằng Hóa (nay thuộc tỉnh Thanh Hóa). Thời trẻ, Nguyễn Trật cao lớn khỏe mạnh, tính tình hiền lành năng nổ nhưng lại không có "thiên phú" trong việc học tập. Sau này, do năng lực hạn chế, ông quyết định bỏ học.

nguyen-trat-thi-do-tien-si-du-nop-giay-trang-1
Nguyễn Trật dù học thức không hơn ai nhưng lại may mắn đỗ Tiến sĩ và ra làm quan

Một lần nọ, Nguyễn Trật vô tình gặp được một ông thầy địa lý đi qua làng Nguyệt Viên. Thấy Nguyễn Trật hiền lành, chịu khó nên khuyên bảo Trật tiếp tục theo đuổi con đường khoa cử. Nhờ người thầy này, Nguyễn Trật một lần nữa ngày đêm đèn sách để nuôi giấc mộng đỗ đạt.

Năm 40 tuổi, Nguyễn Trật tham gia kỳ thi Hội do triều đình mở. Dù học không giỏi nhưng nhờ người quen nên ông liên tiếp đỗ trường nhất, trường nhì và trường ba của kỳ thi Hội. Đến trường thi thứ tư - cũng là trường thi cuối cùng, do bạn bè ông đều rớt hết nên chẳng còn ai giúp đỡ. 

nguyen-trat-thi-do-tien-si-du-nop-giay-trang-2
Ảnh chụp một khoa thi thời trước với mỗi sĩ tử sẽ làm bài trong một lều riêng biệt

Không ngờ trong lúc làm bài thi, một sĩ tử ngồi ở lều bên cạnh đột nhiên đau bụng vật vã. Nguyễn Trật đã mang nước gừng cho người này uống để giảm cơn đau. Sĩ tử tuyên bố: "Đây là bài thi đắc ý nhất của tôi nhưng tôi chưa đề tên vào, nay tôi xin tặng ông để đền ơn. Nhờ ông cõng tôi ra khỏi trường, tôi dù có chết cũng không ân hận".

Thấy vậy, Nguyễn Trật cõng người sĩ tử này ra khỏi trường thi, sau đó người này vì lên cơn bệnh nặng qua đời. Nguyễn Trật theo đúng di nguyện của người kia, viết tên mình dưới bài thi và nộp lên cho quan trường. Bài thi của Nguyễn Trật được đánh giá rất tốt, tuy nửa phần sau câu cú kém hẳn nhưng miễn cưỡng vẫn tiếp tục thi Đình.

nguyen-trat-thi-do-tien-si-du-nop-giay-trang-3
Nguyễn Trật nhờ giúp người nên vượt qua kỳ thi Hội, tiến thẳng vào kỳ thi Đình

Đến kỳ thi Đình, ông Nguyễn Trật đã không còn gặp may nên cuối cùng chỉ có thể nộp giấy trắng. Quan chấm thi cho rằng Nguyễn Trật kiêu ngạo không chịu làm bài nên rất tức giận, ra lệnh không trao bảng vàng cho ông. Đồng thời, triều đình dự định gạch tên ông ra khỏi tất cả các kỳ thi, đồng nghĩa với việc Nguyễn Trật vĩnh viễn không thể làm quan được.

Không ngờ đúng lúc này, chúa Trịnh Tùng ốm nặng qua đời, Trịnh Tráng lên ngôi nhưng vấp phải sự phản đối của anh trai là Trịnh Xuân. Trịnh Tráng bỏ chạy vào Hải Dương và theo vua Lê đến Thanh Hóa. Trong lúc loạn lạc, Nguyễn Trật có công hộ giá cho vua Lê và chúa Trịnh nên hình phạt trước đó bị bãi bỏ.

nguyen-trat-thi-do-tien-si-du-nop-giay-trang-5
Nguyễn Trật suýt thì bị trị tội kiêu căng vì nộp giấy trắng nhưng có công hộ giá cho vua chúa nên được miễn tội và mời ra làm quan

Trong những thế, Nguyễn Trật còn được triều đình khôi phục danh hiệu đỗ Tiến sĩ và mời ra triều làm quan. Trên bia Tiến sĩ khoa thi Quý Hợi năm 1623 đặt tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đến nay vẫn còn ghi chép: "Ngày lành tháng tư mùa hạ, Hoàng thượng ngự ở cửa điện Kính Thiên, ra bài văn sách ở sân rồng . Trong khi các sĩ tử làm bài, bỗng có Nguyễn Trật làm văn hơi sai thể thức nên chỉ có 6 quyển được khảo duyệt. Các quan hữu ty dâng quyển tiến đọc, Hoàng thượng ngự lãm, lấy Phùng Thế Trung đỗ đầu, sáu người còn lại đều cho đỗ đồng tiến sĩ".

nguyen-trat-thi-do-tien-si-du-nop-giay-trang-4
Người dân yêu quý Nguyễn Trật gọi ông là Ông Nghề Nguyệt Viên

Sau này, Nguyễn Trật làm quan dưới triều vua Lê Trung Hưng, thăng chức đến Công khoa Đô Cấp sự trung. Dù Nguyễn Trật không văn hay chữ tốt nhưng bản tính hiền lành, yêu thương dân chúng như con ruột nên được người dân yêu quý, gọi ông là Ông Nghè Nguyệt Viên.

Trúc