Ai không nên uống nước đậu đen? Cảnh báo về tác nhân gây bệnh

Ai không nên uống nước đậu đen? Một số đối tượng không nên sử dụng thức uống này có thể kể đến là người già, trẻ nhỏ, người đang mắc bệnh thận, người đang sử dụng thuốc,... Tuy nhiên, đậu đen vẫn là thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể nếu sử dụng với liều lượng hợp lý.

1. Các thành phần hoá học của đậu đen

Để xác định những ai không nên uống nước đậu đen, bạn cần nắm được thành phần hoá học có trong loại hạt này. Trong 86g đậu đen nấu chín có chứa các dưỡng chất sau:

  • Năng lượng: 114 calo.
  • Chất đạm: 7,62 g.
  • Chất béo: 0,46 g.
  • Carbohydrate: 20,39 g.
  • Chất xơ: 7,5 g.
  • Đường: 0,28 g.
  • Canxi: 23 mg.
  • Sắt: 1,81 mg.
  • Magie: 60 mg.
  • Phốt pho: 120 mg.
  • Kali: 305 mg.
  • Natri: 1 mg.
  • Kẽm: 0,96 mg.
  • Thiamin: 0,21 mg.
  • Niacin: 0,434 mg.
  • Folate: 128 mg.
  • Vitamin K: 2,8 mg.

Ngoài ra, đậu đen cung cấp nhiều loại dinh dưỡng thực vật như saponin, anthocyanins, kaempferol, quercetin và nhiều hợp chất có đặc tính chống oxy hoá.

Đậu đen chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cho cơ thể
Đậu đen chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cho cơ thể

2. Những ai không nên uống nước đậu đen?

Đây là thức uống rất tốt cho sức khoẻ bởi chứa nhiều dưỡng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, có một số trường hợp không phù hợp với thức uống này. Vậy những ai không nên uống nước đậu đen?

  • Người đang bị cảm lạnh: Đậu đen có tính hàn nên người dùng có thể bị tiêu chảy nếu lạm dụng loại thực phẩm này. Đặc biệt, sử dụng đậu đen có thể khiến các triệu chứng bệnh cảm lạnh trở nên nặng hơn. Tuy nhiên, bạn có thể rang nước đậu đen trước khi nấu để hạn chế nhược điểm này.
  • Người đang dùng thuốc: Các thành phần như protein, photon và kim loại nặng trong thành phần của đậu đen có thể phản ứng với thuốc, tạo thành chất kết tủa. Theo đó, người dùng có thể gặp các phản ứng phụ hoặc suy giảm tác dụng của thuốc.
  • Người đang bị tiêu chảy, viêm đại tràng: Hàm lượng protein thực vật chứa trong đậu đen sẽ khiến cơ thể phải dung nạp một lượng lớn các chất dinh dưỡng. Vì vậy, điều này có thể gây ra các tác động đến hệ tiêu hoá như đau bụng và đầy hơi.
  • Người mắc bệnh lý liên quan đến thận: Do đậu đen có tính chất lợi tiểu nên việc sử dụng quá mức dễ khiến thận bị quá tải và trở thành nguyên nhân làm tình trạng bệnh trở nặng.
  • Người có sức đề kháng yếu: Người già, trẻ em dễ bị đầy bụng, tiêu chảy, khó tiêu,... do đậu đen có chứa nhiều phytate cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, dẫn đến thiếu máu, loãng xương.
Ai không nên uống nước đậu đen? Tính hàn của đậu đen không tốt cho người đang bị cảm lạnh
Ai không nên uống nước đậu đen? Tính hàn của đậu đen không tốt cho người đang bị cảm lạnh

3. Lưu ý khi sử dụng nước đậu đen

Sau khi tìm hiểu những ai không nên uống nước đậu đen, bạn cũng nên biết thêm những chú ý khi sử dụng thức uống này:

  • Không uống khi đang bị cảm lạnh do đậu đen có tính hàn.
  • Không uống nước đậu đen khi cơ thể đang gặp các vấn đề về tiêu hoá.
  • Không dùng nước đậu đen để sử dụng thay nước lọc, điều này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
  • Không dùng nước đậu đen để uống thuốc.
  • Không uống nước đậu đen cùng canxi, kẽm và sắt vì thành phần của hạt chứa nhiều phytate làm giảm hấp thu khoáng chất.

4. Một số bài thuốc từ nước đậu đen

Mặc dù đậu đen không phù hợp với tất cả mọi người nhưng đây vẫn là một vị thuốc tốt, có mặt trong nhiều bài thuốc Đông y như:

  • Trị đau lưng: Giã dập 100g đậu đen và xào cùng với giấm, bạn có thể dùng hỗn hợp này khi còn ấm đắp vào vùng lưng bị đau.
  • Chữa ngộ độc rau quả: Bạn tán nhỏ đậu đen, ngâm với nửa lít rượu và chia ra uống hàng ngày.
  • Chữa đái tháo đường: Dùng đậu đen tán nhỏ, phơi trong bóng râm 100 ngày rồi làm thành viên uống hàng ngày.
Đậu đen là vị thuốc tốt để điều trị bệnh đau lưng
Đậu đen là vị thuốc tốt để điều trị bệnh đau lưng

5. Các câu hỏi phổ biến liên quan đến đậu đen

Bạn có thể tham khảo các câu hỏi phổ biến khi tìm hiểu những ai không nên uống nước đậu đen.

5.1. Uống đậu đen bao nhiêu để tốt cho sức khỏe?

Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày chỉ nên uống 1 -  2 cốc và không sử dụng quá 4 lần/tuần để tránh những tác hại từ loại hạt này mà vẫn đảm bảo có thể hấp thụ những chất dinh dưỡng cần thiết.

5.2. Đậu đen xanh lòng có tác hại gì không?

Bên cạnh băn khăon ai không nên uống nước đậu đen, việc sử dụng đậu đen xanh lòng có ảnh hưởng gì không cũng được nhiều người quan tâm. Sử dụng nước đậu đen xanh lòng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng quá mức như:

  • Ảnh hưởng đến bàng quang.
  • Trẻ em có thể bị thiếu dinh dưỡng, còi xương.
  • Nước đậu đen xanh lòng có thể dẫn đến thiếu máu, hụt canxi, sút cân và suy nhược cơ thể.
  • Những người mắc bệnh về đường tiêu hoá lạm dụng đậu đen xanh lòng quá mức có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Đậu đen xanh lòng có thể gây ảnh hưởng tới bàng quang nếu sử dụng quá mức
Đậu đen xanh lòng có thể gây ảnh hưởng tới bàng quang nếu sử dụng quá mức

5.3. Có nên uống nước đậu đen hàng ngày?

Theo khuyến cáo của chuyên gia, nước đỗ đen chỉ nên được sử dụng như thức uống giải khát với liều lượng hợp lý, khoảng 100 - 250ml mỗi tuần. Đặc biệt, bạn không nên sử dụng thay nước uống hàng ngày vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. Thời điểm lý tưởng để uống nước đậu đen với thực phẩm khác là cách nhau 4 giờ.

Những ai không nên uống nước đậu đen? Tuy thực phẩm này chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể nhưng người mắc bệnh thận, người đang sử dụng thuốc, người mắc bệnh đại tràng không nên sử dụng thức uống này. Ngoài ra, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vẫn cần có sự góp ý từ các chuyên gia trước khi dùng.