7 ngành nghề lương cao nhất Việt Nam giai đoạn hiện nay

Những ngành nghề này cho thu nhập rất cao và ổn định, bạn nên lưu ý cân nhắc khi chọn nghề nghiệp.

Phi công

Như tiếp viên hàng không, đặc thù ngành nghề của phi công là cực kỳ nghiêm ngặt. Phi công phải trải qua kiểm tra sức khoẻ và quá trình học tập, rèn luyện khắc nghiệt.

Là một nghề có độ rủi ro cao và quyết định sự sống của rất nhiều người, phi công phải chịu áp lực trong khi làm việc. Vì thế, mức lương của phi công cũng tương xứng với công sức mà họ bỏ ra.

Phi công có thu nhập khá cao

Phi công có thu nhập khá cao

Bác sĩ phẫu thuật

Từ lâu, vấn đề sức khỏe đã được đặt lên cao. Bác sĩ luôn là một nghề cao quý và nhận được sự kính trọng từ mọi người. Trong ngành Y, bác sĩ phẫu thuật chắc chắn nằm ở vị trí đầu tiên trong bảng thu nhập.

Bác sĩ phẫu thuật mang trên mình gánh nặng khi trực tiếp quyết định sinh mạng của con người. Ngoài việc trải qua quá trình đào tạo chuyên sâu, họ không ngừng trau dồi để phát triển tay nghề. Tuỳ theo trình độ chuyên môn, bác sĩ phẫu thuật sẽ có thang bảng lương cụ thể.

Quản lý nhân sự

Có những tập đoàn lớn của nước ngoài đang trả lương 4.000 USD/tháng cho vị trí này tại Việt Nam. Điều này cho thấy, nghề nhân sự đã xác lập được vị trí quan trọng không thể thiếu cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Lập trình viên công nghệ thông minh

Hiện nay, trong khi các ngành khác nhu cầu nhân lực và mức lương có xu hướng giảm qua các năm thì ngành công nghệ thông tin nói chung và nghề lập trình nói riêng vẫn vững vàng giữ được vị trí “hot”.

Trong bối cảnh hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin ở nước ngoài sang Việt Nam làm ăn. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự của họ thường rất quy mô, nhiều doanh nghiệp đã tung ra những “chiêu” tuyển dụng nhân tài rất hấp dẫn như việc sẵn sàng chi trả mức lương trên 1.000 USD cho người những kỹ sư phần mềm giỏi và thông thạo tiếng Anh.

Lập trình viên công nghệ

Lập trình viên công nghệ

Tiếp viên hàng không

Đã nhắc về phi công, không thể không nói đến tiếp viên hàng không, Cũng như phi công, tiếp viên hàng không là nghề “đi quanh năm” trên máy bay. Tuy nhiên, áp lực của nghề này có phần thấp hơn so với những người làm nghề phi công. Cùng với lương tháng cố định, tiếp viên hàng không cũng có cơ hội có thêm thu nhập từ việc buôn bán hợp pháp các loại hàng hoá xách tay.

Truyền thông – Marketing

Ngành nghề Truyền thông – Marketing ngày nay là "chìa khóa" cho sự phát triển của doanh nghiệp. Công việc này đòi hỏi tư duy sáng tạo và nắm bắt tốt tâm lý để giúp sản phẩm - dịch vụ của doanh nghiệp đến gần hơn với nhu cầu của khách hàng.

Triển vọng nghề nghiệp của ngành này luôn rộng mở, nhất là ở mảng truyền thông số. Do đó, bạn hãy xem xét lại khả năng bản thân và theo đuổi ngành Marketing nếu có hứng thú.